Luận bàn

4 đồ bếp tưởng hay ho nhưng lại âm thầm gây cháy nổ, gieo bệnh ung thư

Thứ sáu, ngày 04/07/2025 09:31 GMT+7
Chia sẻ In bài viết

Trong nhà có thể tiết kiệm thứ này thứ kia, nhưng tuyệt đối đừng tiết kiệm vì tiết kiệm mà đánh đổi sự an toàn của bản thân và gia đình.

Hiện nay không ít sản phẩm được quảng cáo gắn mác tiện lợi, tiết kiệm hay tốt cho sức khỏe khiến người tiêu dùng mua về rần rần. Nhưng chính những món đồ đó lại tiềm ẩn rủi ro đáng lo ngại khi có thể gây cháy nổ, nhiễm độc kim loại nặng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng trong thời gian dài.

Dưới đây là 4 sản phẩm nhà bếp được khuyên là không nên sử dụng để người tiêu dùng bảo vệ chính bản thân và gia đình mình.

1. Vòng chắn gió cho bếp gas

Không ít người đang dùng vòng chắn gió, gom lửa gắn trên bếp gas để giúp ngọn lửa tập trung, mạnh hơn, nấu nhanh hơn, lại còn tiết kiệm gas. Nghe thì hợp lý nhưng thực tế cực kỳ nguy hiểm. Thậm chí, một số hãng bếp còn dán hẳn cảnh báo "không dùng thiết bị gom lửa" trên thân bếp nhưng vẫn có người chủ quan.

4 đồ bếp tưởng hay ho nhưng lại âm thầm gây cháy nổ, gieo bệnh ung thư- Ảnh 1.

Lý do là khi lắp vòng chắn gió, không khí trong bếp gas không lưu thông khiến nhiệt không thoát ra được. Từ đó dẫn đến nhiệt độ cục bộ tăng cao quá mức, gây nứt nổ. Đó là chưa kể từng có vụ ngộ độc khí CO do gia đình gắn vòng chắn gió bếp gas khiến khí đốt không cháy hết, CO tồn dư trong nhà mà không ai hay biết, gây ngạt.

Tóm lại, với món đồ này thì tiết kiệm gas chẳng thấy đâu mà chỉ thấy nguy cơ rước họa vào thân. Nhà ai còn đang dùng thì nên cân nhắc bỏ đi.

4 đồ bếp tưởng hay ho nhưng lại âm thầm gây cháy nổ, gieo bệnh ung thư- Ảnh 2.

2. Nồi sắt rẻ tiền

Nồi sắt vốn sẽ an toàn nếu là sắt đúc thật, không tráng men, không phủ hóa chất. Nhưng không phải cái nồi, chảo nào nhìn giống sắt cũng là hàng xịn.

Thị trường hiện tràn lan loại nồi gang giá rẻ (chỉ vài chục nghìn đến 100.000 đồng), được làm từ sắt vụn, thùng hóa chất tái chế, vỏ thùng sơn cũ... trộn lại, ép thành nồi. Sau đó được phủ một lớp dầu công nghiệp để chống gỉ. Nhiều đơn vị kiểm định đã đưa ra kết luận loại nồi này chứa đầy chì, thủy ngân, cadimi, asen…, toàn những chất độc có thể gây tổn thương gan, thận, hệ thần kinh và tăng nguy cơ ung thư nếu dùng lâu dài.

Nhất là khi bạn dùng để nấu ăn hằng ngày, ở nhiệt độ cao, các kim loại nặng này sẽ ngấm vào đồ ăn và âm thầm phá hoại sức khỏe cả nhà.

4 đồ bếp tưởng hay ho nhưng lại âm thầm gây cháy nổ, gieo bệnh ung thư- Ảnh 3.

3. Bộ chén đĩa tráng men

Những bộ bát đĩa hoa văn màu mè, xinh xắn công nhận là rất bắt mắt và dễ dàng "đốn tim" các cô gái nội trợ, khiến họ mở ví rinh về nhà. Tuy nhiên, nếu đồ đẹp mà được bán với giá rẻ thì nên cẩn thận vì đó có thể là bát đĩa vẽ trên men được cảnh báo là cực độc. 

4 đồ bếp tưởng hay ho nhưng lại âm thầm gây cháy nổ, gieo bệnh ung thư- Ảnh 4.

Loại men này được vẽ họa tiết sau khi nung men, sau đó nung lần hai ở nhiệt độ thấp. Lớp màu không được phủ kín sẽ dễ bị rửa trôi hoặc thôi nhiễm vào thức ăn, đặc biệt là khi đựng đồ nóng, chua, dầu mỡ. Đó là chưa kể trong màu vẽ thường có chì và cadimi, dùng lâu dễ tích tụ độc tố trong cơ thể, ảnh hưởng thần kinh, thận, gan...

Cách đơn giản để nhận biết xem bát đĩa an toàn hay độc hại là dùng tay sờ vào hoa văn. Nếu bạn thấy gồ ghề, nổi lên thì đó là loại trên men độc hại. Lựa chọn an toàn là loại vẽ dưới men với hình vẽ nằm dưới lớp men trong suốt, được nung ở nhiệt độ 1300 độ C nên khó bong tróc, an toàn với sức khoẻ.

4 đồ bếp tưởng hay ho nhưng lại âm thầm gây cháy nổ, gieo bệnh ung thư- Ảnh 5.

4. Dụng cụ inox rẻ tiền

Không phải cứ đồ inox là an toàn. Hiện nay rất nhiều bộ đũa, thìa, dao, nồi inox giá rẻ trên thị trường không phải inox 304 hay 316 (loại dùng cho thực phẩm) mà là inox công nghiệp tái chế. Loại này thường tái chế từ thép phế liệu, không qua kiểm định chất lượng, thậm chí chứa hàm lượng lớn nicken, crôm, chì…

Đặc biệt, khi bạn dùng để nấu ăn hoặc đựng đồ chua, đồ nóng, kim loại nặng có thể ngấm vào thức ăn. Hậu quả là gây hại gan, thận, rối loạn tiêu hóa, lâu dài còn tăng nguy cơ ung thư.

Muốn biết đồ inox nhà mình có an toàn không thì bạn chỉ cần xem thử trên thân sản phẩm có ghi SUS304, 18/10, 316 không. Không có ký hiệu gì hoặc thấy gỉ sét, ngả màu nhanh, tốt nhất nên bỏ đi sớm.

Nguồn: Toutiao

Chia sẻ

LAM PHƯƠNG

Ý kiến của bạn