Khởi sự kinh doanh

Cảnh giác "bẫy lừa" khi mua sắm online: Đừng đặt hàng qua inbox!

Thứ tư, ngày 23/07/2025 15:30 GMT+7
Chia sẻ In bài viết

Phần lớn các vụ lừa đảo này không diễn ra trên các nền tảng TMĐT chính thống, mà xuất hiện tràn lan qua các nền tảng mạng xã hội?

Cảnh giác "bẫy lừa" khi mua sắm online: Đừng đặt hàng qua inbox!- Ảnh 1.

"Inbox cho tiện" - Cái bẫy ngọt ngào của kẻ lừa đảo

Một điểm thường gặp trong các vụ việc lừa đảo khi mua hàng online là người tiêu dùng bị thuyết phục chuyển khoản trực tiếp thông qua tin nhắn cá nhân (inbox). Khi giao dịch không được thực hiện qua các hệ thống thương mại điện tử có kiểm soát, dẫn đến thiếu cơ chế bảo vệ người mua. Khi xảy ra sự cố, người mua rất khó truy cứu trách nhiệm, không có nơi để khiếu nại hoặc yêu cầu hoàn tiền.

Chị Mai (Q. Bình Thạnh, TP.HCM) nhìn thấy một chiếc váy đang "sale sốc" chỉ còn 199.000đ khi đang lướt mạng xã hội. Bên dưới bài đăng là hàng chục bình luận hỏi giá sản phẩm, chị cũng để lại bình luận. Ngay sau đó, một tài khoản cá nhân inbox riêng, tự xưng là nhân viên shop và đề nghị chị chuyển khoản trước để giữ đơn, "vì số lượng có hạn, không giữ hàng nếu chưa thanh toán". Tin tưởng, chị chuyển khoản theo thông tin được gửi qua tin nhắn, không đơn hàng, không hoá đơn, không có gì ngoài lời hứa "chị yên tâm, hàng em gửi liền".

Vài ngày sau, không có món hàng nào được giao, tài khoản bán hàng đã biến mất hoàn toàn. Chị Mai chỉ còn giữ lại một đoạn tin nhắn và biên lai chuyển khoản, không có cách nào để đòi lại tiền hay khiếu nại chính thức. Hiện nay, rất nhiều người tiêu dùng đã nhận về hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hoặc thậm chí bị mất tiền mà không nhận được gì. Không có bất kỳ cơ chế nào kiểm soát chất lượng hàng hoá, thông tin người bán hay quy trình hậu mãi, nhiều người tiêu dùng như chị Mai đã nhận về hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, hoặc thậm chí bị mất tiền oan

Làm sao để không bị "dắt mũi" khi mua hàng online?

Để mua sắm trực tuyến an toàn, nguyên tắc đầu tiên là người tiêu dùng nên tránh chốt đơn qua tin nhắn riêng ở các nền tảng mạng xã hội. Việc chuyển khoản trước vào tài khoản cá nhân mà không có mã đơn hàng, không có chứng từ thanh toán và không qua hệ thống vận hành chính thống sẽ khiến người mua hoàn toàn bị động nếu có vấn đề phát sinh.

Việc lựa chọn nhà bán hàng uy tín cũng đóng vai trò quan trọng. Những gian hàng uy tín thường có đánh giá tốt, nhiều đơn hàng thành công và phản hồi tích cực từ người mua. Khi mua sắm trên TikTok Shop, người tiêu dùng có thể nhận diện các cửa hàng chính hãng thông qua huy hiệu Mall, huy hiệu xác nhận rằng đó là đại diện thương hiệu hoặc nhà phân phối chính thức trên nền tảng này.

Bên cạnh đó, TikTok Shop còn xây dựng hệ thống Star Shop, danh hiệu dành cho các cửa hàng có hiệu suất hoạt động cao và không ghi nhận hành vi gian lận. Danh hiệu này có hiệu lực trong vòng một tháng và được tái xét duyệt định kỳ dựa trên nhiều tiêu chí như tỷ lệ giao hàng đúng hạn, độ hài lòng của khách hàng, điểm đánh giá vi phạm… Người dùng có thể dễ dàng nhận biết các cửa hàng Star Shop nhờ huy hiệu xuất hiện cạnh tên shop.

Cảnh giác "bẫy lừa" khi mua sắm online: Đừng đặt hàng qua inbox!- Ảnh 2.

Hệ thống Star Shop - Danh hiệu dành cho các cửa hàng có hiệu suất hoạt động cao và không ghi nhận hành vi gian lận.

Phòng tránh lừa đảo online

Người tiêu dùng nên chủ động sử dụng các công cụ và chính sách hỗ trợ do nền tảng TMĐT chính thống cung cấp, bao gồm: chính sách hoàn tiền, đổi trả, quy trình giải quyết tranh chấp, hệ thống đánh giá và báo cáo người bán. Việc lựa chọn hình thức thanh toán an toàn, như ví điện tử, thanh toán khi nhận hàng (COD) hoặc qua hệ thống tích hợp của sàn cũng giúp giảm thiểu rủi ro trong giao dịch. Ngoài ra, cần tiếp cận quảng cáo một cách tỉnh táo: đọc đánh giá, hỏi ý kiến người quen, hoặc tham khảo từ các nhà sáng tạo nội dung uy tín. Họ không chỉ chia sẻ trải nghiệm thực tế mà còn đưa ra góc nhìn khách quan về sản phẩm. Nhà sáng tạo nội dung mê xê dịch Nguyễn Thanh Hà (@thanha_travelfootage) từng chia sẻ trong video hưởng ứng chiến dịch "An Tâm Vui Sắm" rằng cô thường để sản phẩm "nghỉ" vài ngày trong giỏ hàng, tham khảo ý kiến bạn bè và chỉ đặt mua khi cảm thấy thực sự cần thiết. Theo Hà, tiêu dùng thông minh là kỹ năng được hình thành qua thời gian và trải nghiệm.

An tâm mua sắm bắt đầu từ nền tảng uy tín

Ngày nay, khi mọi trải nghiệm mua sắm đều có thể diễn ra chỉ trong vài cú chạm, sự an tâm đến từ việc lựa chọn đúng nền tảng và đúng người bán cùng với những hiểu biết nhất định về nhu cầu của bản thân. Mua sắm thông minh không chỉ giúp người tiêu dùng tối ưu chi phí, mà còn mang lại cảm giác tin tưởng và thoải mái trong suốt hành trình mua hàng.

"An Tâm Vui Sắm" là chiến dịch cộng đồng do TikTok Shop phối hợp với Tạp chí Công Thương tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, các nhà bán hàng, người có tầm ảnh hưởng và người tiêu dùng về quyền lợi của người tiêu dùng khi tham gia mua sắm trực tuyến. Chiến dịch cho thấy nỗ lực của nền tảng này trong việc kiến tạo trải nghiệm mua sắm đáng tin cậy, là tín hiệu đáng mừng cho thấy thương mại điện tử tại Việt Nam đang không chỉ "tăng trưởng nóng" mà còn theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Chiến dịch còn có sự đồng hành từ các thương hiệu Dear Klairs, SKIN1004 và Nature’s Way góp phần lan tỏa thông điệp.

Chia sẻ

PV

Ý kiến của bạn