Du lịch

Hành trình Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang: Tiếp nối di sản miền Tây như thế này hay ra phết!

Thứ ba, ngày 25/03/2025 16:55 GMT+7
Chia sẻ In bài viết

Miền Tây Nam Bộ – cái tên nghe là thấy thương, thấy nhớ. Đó là vùng đất sông nước mênh mông, lúa xanh bạt ngàn, con người chân chất, thật thà. Nếu có dịp xuôi về đây, hãy thử đi qua Cần Thơ, An Giang rồi ngồi phà ra Phú Quốc coi sao bạn nhé.

Đến Cần Thơ trong nắng sớm, ánh sáng chiếu xuống mặt sông Hậu lấp lánh như rắc vàng, gió hiu hiu rượi thổi qua.

Đường phố Cần Thơ đông vui mà không ồn ào, tôi đi qua mấy con đường nhỏ, hai bên ruộng lúa xanh mướt, xa xa mấy cây dừa nghiêng bóng in mặt nước. Hành trình tiếp tục đưa tôi tới Châu Đốc, qua những con đường làng nhỏ xíu, có đoạn lầy lội vì mưa, nhưng tôi vẫn tới nơi an toàn. Ghé quán ven đường, tôi gọi tô bún cá Châu Đốc – nước lèo ngọt thanh, miếng cá lóc đồng béo ngậy làm tôi nhớ tuổi thơ quá chừng. Ngồi nghỉ, ngắm trời xanh trong veo, hít hà cái không khí ngọt ngào của miền Tây, tôi thấy lòng nhẹ tênh.

Hành trình Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang: Tiếp nối di sản miền Tây như thế này hay ra phết!- Ảnh 1.

Chiều tới, tôi ghé chợ Châu Đốc – cái chợ nhộn nhịp muốn xỉu. Mấy cô bán hàng đội nón lá, miệng cười tươi: "Mua bịch mắm cá lóc không anh? Ngon dữ lắm!" Tôi đứng đó, ngắm từng sạp hàng: mắm, khô cá, bánh bò thốt nốt vàng ươm, nghĩ bụng: "Di sản gì mà sống động dữ vậy trời!" Tôi quay vài đoạn clip, lưu lại khoảnh khắc, rồi tiếp tục hành trình.

Hành trình Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang: Tiếp nối di sản miền Tây như thế này hay ra phết!- Ảnh 2.

Sáng 21/3, tôi dậy sớm ngắm bình minh ở An Giang. Qua mấy con đường làng, hai bên đồng lúa bạt ngàn, xa xa dãy Thất Sơn mờ sương huyền bí. Tới 7h, tôi dừng chân ăn tô bún cá, rồi chạy tới nơi có lễ hội đua bò Bảy Núi – lễ hội độc lạ của bà con Khmer. Đường vô đó gồ ghề, bụi đỏ bay mù.

Hành trình Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang: Tiếp nối di sản miền Tây như thế này hay ra phết!- Ảnh 3.

Hành trình Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang: Tiếp nối di sản miền Tây như thế này hay ra phết!- Ảnh 4.

Trưa 11h, tôi ăn cơm, rồi đi tiếp tới hồ Ô Thum – cái hồ đẹp mê hồn giữa vùng Bảy Núi. Tôi ghé Chùa Rô. Đặc biệt, nơi đây còn tái hiện lễ hội đua bò Chùa Rô, một nét văn hóa đậm đà của người Khmer An Giang.

Chiều đó, tôi ghé Làng Chăm Châu Phong. Ở đây, tôi thấy mấy bé học kinh Qur'an, cười tươi, đôi mắt ánh lên niềm vui khi nhận quà từ đoàn. Nhìn tụi nhỏ, tôi thấy ấm lòng, nghĩ rằng chúng chính là tương lai của di sản, của văn hóa nơi đây.

Hành trình Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang: Tiếp nối di sản miền Tây như thế này hay ra phết!- Ảnh 5.

Trải nghiệm mới mẻ nhất, chắc chăn phải kể tới việc đánh ô tô lên phà, đi đường biển từ Hà Tiên tới Phúc Quốc! Lần này được ngồi chiếc xe êm ru, rộng rãi nhiều tiện ích, tôi mê, chở cả gia đình đi roadtrip thực sự hợp lý lắm.

Hành trình Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang: Tiếp nối di sản miền Tây như thế này hay ra phết!- Ảnh 6.

Phà cập bến, đoàn người chia nhau nối đuôi lái xe bon bon xuyên đảo Phú Quốc về khách sạn. Tới nơi cũng là hoàng hôn buông xuống, bạn dừng xe, ngắm mặt trời lặn đỏ rực sau rặng dừa. Cảm giác bâng khuâng ùa tới, vừa thích thú vừa ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hành trình vừa qua. Từ biển trời trên phà tới rừng xanh trên đảo, cái gì cũng đẹp, cũng làm lòng người say đắm.

Hành trình Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang: Tiếp nối di sản miền Tây như thế này hay ra phết!- Ảnh 7.

Hành trình 3 ngày qua miền Tây là một chuyến đi để đời. Từ chợ Châu Đốc, lễ hội đua bò, tới đảo ngọc Phú Quốc, mỗi nơi đều có một nét riêng, một câu chuyện riêng. Tôi không chỉ đi để ngắm cảnh, mà để thấm cái hồn của đất, của người, của văn hóa nơi đây.

Miền Tây không phải chỗ để tới, mà là chỗ để sống, để cảm. Phải tới, ngắm, xem, chơi, khám phá xứ sở lạ lẫm nhưng tuyệt đối thân thương này mới thấm hai chữ di sản!

Chia sẻ

Lan Thư

Ý kiến của bạn