Xã hội

Lao động hợp đồng trong cơ quan Nhà nước có được hưởng chính sách thôi việc theo Nghị định 67?

Thứ năm, ngày 03/04/2025 16:23 GMT+7
Chia sẻ In bài viết

Nghị định 67/2025 tiếp tục kế thừa và mở rộng phạm vi áp dụng từ Nghị định 178/2024, trong đó bao gồm cả người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy đã thu hút sự quan tâm trong thời gian qua.

Đặc biệt đối với trường hợp người lao động ký hợp đồng với cơ quan Nhà nước, Nghị định 67/2025/NĐ-CP có một số điểm đáng chú ý liên quan trực tiếp đến quyền lợi và chế độ của họ trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy.

Vậy, người lao động ký hợp đồng với cơ quan Nhà nước có được hưởng chính sách chế độ theo Nghị định 67 khi tinh giản, sắp xếp bộ máy.

Lao động hợp đồng trong cơ quan Nhà nước có được hưởng chính sách thôi việc theo Nghị định 67?- Ảnh 1.

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP có quy định về các đối tượng áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng

...

Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15 tháng 1 năm 2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây viết tắt là người lao động);

Dẫn chiếu đến Điều 17 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP có quy định:

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức:

Căn cứ hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động và các tiêu chí đánh giá cụ thể theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lấy ý kiến tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cùng cấp để ban hành tiêu chí đánh giá, thực hiện rà soát tổng thể chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý và xem xét đơn tự nguyện xin nghỉ việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; 

Xác định đối tượng phải nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; lập danh sách và dự toán số tiền thực hiện chính sách đối với từng trường hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Từ quy định trên, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15/01/2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây viết tắt là người lao động).

Như vậy, trường hợp người lao động thuộc nhóm được áp dụng quy định nêu trên và được các cấp có thẩm quyền đồng ý, xem xét, phê duyệt theo quy định tại Điều 17 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP thì được hưởng chính sách nghỉ thôi việc theo quy định tại Điều 10 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP.

Lao động hợp đồng trong cơ quan Nhà nước có được hưởng chính sách thôi việc theo Nghị định 67?- Ảnh 2.

Chính sách nghỉ thôi việc

- Được hưởng trợ cấp thôi việc:

+ Đối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp bằng 0,8 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc.

+ Đối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thì được hướng bằng 0,4 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc.

- Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

Chia sẻ

Thanh Thanh

Ý kiến của bạn