Sức khỏe

Ngày nào cũng uống cà phê để tỉnh táo, cô gái 24 tuổi không ngờ bị thủng ruột, suýt mất mạng vì 1 sai lầm

Thứ hai, ngày 26/05/2025 10:33 GMT+7
Chia sẻ In bài viết

Cô gái đã phải trải qua ca phẫu thuật cấp cứu do thói quen uống cà phê không đúng cách.

Câu chuyện về cô gái 24 tuổi, làm việc trong lĩnh vực truyền thông tại thành phố Đào Viên (Đài Loan, Trung Quốc), đã trở thành hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai có thói quen uống cà phê vào buổi sáng khi bụng còn đói.

Đối với cô gái, cà phê không chỉ là thức uống giúp tỉnh táo mà còn là "cứu cánh" cho những ngày bận rộn, thiếu ngủ hay không kịp ăn sáng. Cô thường chọn cà phê latte vì tin rằng việc thêm sữa sẽ làm giảm tác động xấu đến dạ dày hơn so với cà phê đen.

Ngày nào cũng uống cà phê để tỉnh táo, cô gái 24 tuổi không ngờ bị thủng ruột, suýt mất mạng vì 1 sai lầm- Ảnh 1.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, cô bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, giảm cân, đau bụng mãn tính, chán ăn, cảm giác nặng nề ở bụng và buồn nôn. Cô đã tự mua thuốc điều trị mà không hề tới gặp bác sĩ. Đến khi đau bụng dữ dội không thể chịu đựng, cô mới đến bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ Lưu Gia Lâm sau khi kiểm tra đã phát hiện cô gái mắc bệnh viêm loét dạ dày nghiêm trọng đến mức thủng dạ dày, cần phẫu thuật khẩn cấp. Rất may, tính mạng của cô đã được cứu chữa kịp thời.

Tại sao uống cà phê khi bụng đói có hại cho dạ dày?

Trên chương trình Doctor Is So Hot, Bác sĩ Lưu Gia Lâm đã phân tích nguyên nhân và hậu quả của việc uống cà phê khi đói. Ông giải thích, cà phê chứa caffeine, chất kích thích khiến dạ dày tiết ra nhiều axit hơn bình thường. Khi không có thức ăn để hấp thụ lượng axit này, lớp niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương.

Thêm vào đó, độ đắng của cà phê cũng gây co bóp dạ dày mạnh, làm tăng nguy cơ loét và thủng dạ dày. Dù cà phê latte có vẻ "nhẹ nhàng" hơn, nhưng protein trong sữa khi chưa được tiêu hóa có thể gây độc tố trong ruột già, khiến hệ tiêu hóa làm việc quá sức. Chưa kể, cô gái trên còn có thói quen ăn trái cây có tính axit để kiểm soát cân nặng, điều này càng tăng thêm lượng axit trong dạ dày và thúc đẩy quá trình hình thành loét.

Ngày nào cũng uống cà phê để tỉnh táo, cô gái 24 tuổi không ngờ bị thủng ruột, suýt mất mạng vì 1 sai lầm- Ảnh 2.

Ngoài ra, việc uống cà phê khi đói không chỉ gây hại cho dạ dày mà còn ảnh hưởng xấu đến nhiều khía cạnh khác của sức khỏe. Caffeine có thể làm tăng lượng đường trong máu lên đến 50%, gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các vấn đề về chuyển hóa trong dài hạn. Nó cũng kích thích sự co bóp của ruột, gây tiêu chảy, buồn nôn, ảnh hưởng đến não, nhịp tim và làm tăng căng thẳng.

Bác sĩ khuyên rằng, mọi người nên ăn sáng đầy đủ trước khi uống cà phê, dù là loại nào, để bảo vệ dạ dày và sức khỏe nói chung. Câu chuyện của cô gái trẻ đã cho thấy việc bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo của cơ thể có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Những lưu ý quan trọng khác khi uống cà phê buổi sáng để bảo vệ sức khỏe

- Ăn sáng đầy đủ trước khi uống cà phê:: Luôn ăn sáng với thực phẩm giàu dinh dưỡng (như bánh mì, yến mạch, trứng, hoặc trái cây không quá chua) để tạo lớp đệm cho dạ dày. Điều này giúp giảm tác động của axit dạ dày do caffeine kích thích, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

- Chọn loại cà phê phù hợp: Cà phê đen có tính axit cao hơn, dễ gây hại dạ dày. Nếu chọn latte hoặc cà phê sữa, lưu ý rằng sữa không hoàn toàn trung hòa axit mà còn có thể gây thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa nếu uống khi đói.

- Hạn chế kết hợp với thực phẩm có tính axit: Tránh ăn trái cây có tính axit cao (như cam, chanh, dứa) cùng lúc với cà phê, vì chúng làm tăng lượng axit trong dạ dày, dễ gây kích ứng hoặc loét.

- Uống cà phê với liều lượng vừa phải: Không lạm dụng cà phê để thay thế bữa sáng hoặc để bù năng lượng khi thiếu ngủ. Một cốc (khoảng 200-300ml) là đủ để tỉnh táo mà không gây hại.

- Kiểm soát các tác động khác của caffeine: Caffeine có thể làm tăng đường huyết, gây tiêu chảy, hoặc tăng căng thẳng. Nếu bạn có tiền sử bệnh tiểu đường, tim mạch, hoặc lo âu, hãy tham khảo bác sĩ về mức tiêu thụ phù hợp.

Lưu ý thêm, nếu bạn có tiền sử bệnh dạ dày hoặc các vấn đề tiêu hóa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa cà phê vào thói quen buổi sáng.

Chia sẻ

TT

Ý kiến của bạn