17 tuổi nhổ răng có mọc lại không?
Thông thường, con người trải qua hai giai đoạn răng chính là răng sữa và răng vĩnh viễn. Răng sữa bắt đầu mọc khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi và hoàn thiện với tổng cộng 20 chiếc răng trước 3 tuổi. Khi trẻ khoảng 5 - 6 tuổi, quá trình thay răng bắt đầu và kéo dài đến khoảng 12 tuổi. Trong giai đoạn này, các răng sữa lần lượt rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
Đến khoảng 12 tuổi, phần lớn răng vĩnh viễn đã hoàn thiện, bao gồm 28 chiếc răng (không tính răng khôn). Riêng răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) thường mọc muộn hơn, trong độ tuổi từ 17 đến 21. Còn với những răng vĩnh viễn như răng hàm số 6, số 7, những chiếc răng này không trải qua quá trình thay thế như răng sữa mà mọc lên một lần duy nhất.
Vậy, trả lời cho câu hỏi "17 tuổi nhổ răng có mọc lại không?" chắc chắn là KHÔNG. Vì ở độ tuổi 17, bộ răng vĩnh viễn đã hoàn thiện đầy đủ. Do đó, một khi răng đã bị nhổ đi sẽ không có chiếc răng nào khác mọc lên để thay thế.
Một vài trường hợp chỉ định nhổ răng ở tuổi 17
Ở tuổi 17, răng vĩnh viễn đã hình thành đầy đủ, do đó việc nhổ răng chỉ được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt:
● Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm: Gây đau nhức, viêm nướu và làm ảnh hưởng các răng bên cạnh.
● Phục vụ chỉnh nha: Nhổ răng tạo khoảng trống giúp niềng răng hiệu quả hơn.
● Sâu răng, viêm tủy nặng: Răng không thể phục hồi bằng trám hay bọc sứ.
● Răng bị vỡ lớn do tai nạn: Không thể bảo tồn, có nguy cơ tổn thương tủy.
● Viêm nha chu, tiêu xương răng: Răng lung lay, lộ chân răng nghiêm trọng.

Lưu ý sau khi nhổ răng cho trẻ 17 tuổi
Để vết thương mau lành và tránh biến chứng sau khi nhổ răng, bạn nên lưu ý các điểm sau:
● Trong 24 tiếng đầu sau khi nhổ răng, tránh chải răng, khạc nhổ, súc miệng nước muối hay tác động mạnh vào vùng nhổ răng.
● Những ngày sau, vệ sinh nhẹ nhàng, dùng chỉ nha khoa và có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn.
● Còn về chế độ ăn uống, ưu tiên thực phẩm mềm, dễ nuốt như: cháo, súp, sữa, sinh tố và tránh đồ cứng, dai, nóng, cay gây kích ứng vết thương.
● Tăng cường bổ sung rau xanh, cá, thịt, thực phẩm giàu vitamin D và canxi giúp nướu mau hồi phục.
Mất răng ở tuổi 17 nên làm gì?
Vì răng vĩnh viễn không thể mọc lại, nên sau khi nhổ răng, cần nhanh chóng phục hình để tránh tiêu xương hàm, lệch khớp cắn và ảnh hưởng thẩm mỹ. Dưới đây là hai phương pháp phục hình phổ biến:
Cấy ghép implant
Cấy ghép implant là phương pháp mang lại hiệu quả tối ưu nhất hiện nay cho trường hợp mất răng, giúp phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ như răng thật. Trụ Implant được đặt vào xương hàm, tích hợp chắc chắn và ngăn tiêu xương hiệu quả.
Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ áp dụng cho người từ 18 tuổi trở lên, khi xương hàm đã phát triển ổn định. Đối với trường hợp 17 tuổi muốn thực hiện phương pháp này cần có chỉ định cụ thể từ bác sĩ nếu xương hàm đủ điều kiện.

Ngoài ra, giá trồng răng Implant thường cao hơn so với các phương pháp khác nên khiến nhiều người e dè. Đổi lại, với những những lợi ích lâu dài mà phương pháp này mang lại thì các bác sĩ luôn khuyến khích thực hiện cho hầu hết các trường hợp mất răng.
Hàm giả tháo lắp
Đây là phương pháp phục hình răng có chi phí thấp, dễ thực hiện. Tuy nhiên, hàm giả tháo lắp gây cảm giác lỏng lẻo khi đeo, dễ bị rơi khi ăn nhai và làm giảm cảm giác ngon miệng. Đặc biệt, hàm tháo lắp không ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm nên phương pháp này thường được cân nhắc như một giải pháp tạm thời trước khi lựa chọn các phương pháp phục hình cố định khác.

Tóm lại, 17 tuổi nhổ răng có mọc lại không thì câu trả lời ở đây là không. Bởi vì độ tuổi này răng vĩnh viễn đã mọc hoàn thiện, việc nhổ răng sẽ không thể mọc răng khác để thay thế.
Quan trọng hơn hết, người ở độ tuổi này sau khi nhổ răng nên đến nha khoa thăm khám để bác sĩ chỉ định phương pháp phục hình răng sớm để khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, đồng thời giúp phòng ngừa các biến chứng mất răng trong tương lai.
Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt (thuộc Công ty TNHH Nha khoa I-Dent)
Địa chỉ: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 19, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.