3 năm sống tối giản giúp tôi tỉnh ngộ: 9 thứ này ĐỪNG nên rước về nhà

Tôi từng nghĩ không thể sống thiếu 9 món đồ này, cho đến khi bỏ hết và thấy nhẹ cả người!

Ngày càng nhiều người lựa chọn sống theo phong cách tối giản. Nếu trước đây, nhà cửa càng rộng, càng cầu kỳ thì càng được xem là sang trọng, thì bây giờ, xu hướng lại ngược lại: càng đơn giản, càng tiện nghi mới là "đỉnh cao". Và không chỉ trong cách thiết kế nội thất, mà cả lối sống, nhiều người cũng đang chọn cho mình hướng đi nhẹ nhàng hơn, bớt vật chất, bớt gánh nặng, để thêm thời gian tận hưởng cuộc sống.

Điều này đặc biệt đúng với chuyện… dọn dẹp. Có quá nhiều người cảm thấy kiệt sức vì việc nhà, bởi đơn giản là họ đang sống giữa quá nhiều đồ đạc không thực sự cần thiết. Thật ra, nếu bỏ đi một số món đồ tưởng như "vô hại", bạn sẽ thấy cuộc sống nhẹ tênh hơn rất nhiều.

Và sau 3 năm sống tối giản, tôi nhận ra rằng có 9 món không nên rước về nhà - hoặc nếu đã có rồi thì nên cân nhắc loại bỏ.

1. Thảm lớn trong phòng khách

Thảm nhìn thì sang, nằm thì êm, nhưng lau dọn thì… ác mộng. Chỉ vài ngày không hút bụi là đã có thể thấy bụi mịn, tóc rụng và vi khuẩn tích tụ "ê hề". Mỗi lần giặt còn phải đem ra phơi, đợi khô rồi lại lặp lại chu kỳ. Nếu bạn không thật sự yêu thích việc dọn dẹp, hãy cân nhắc loại bỏ thảm. Không gian sẽ thoáng hơn, dễ lau chùi hơn rất nhiều.

3 năm sống tối giản giúp tôi tỉnh ngộ: 9 thứ này ĐỪNG nên rước về nhà- Ảnh 1.

2. Khăn trải bàn ăn

Nhiều người nghĩ rằng phủ khăn lên bàn sẽ "tạo mood", nhìn lãng mạn, ấm cúng. Nhưng thực tế, khăn bàn rất dễ bám bẩn - dầu mỡ, canh, nước tương… dính vào là khó giặt sạch. Trong khi mặt bàn bây giờ hầu hết đều dễ lau chùi, dùng xong chỉ cần khăn ẩm lau qua là sạch bóng. Vậy thì dùng khăn trải bàn làm gì cho thêm việc?

3 năm sống tối giản giúp tôi tỉnh ngộ: 9 thứ này ĐỪNG nên rước về nhà- Ảnh 2.

3. Quá nhiều thùng rác

Một căn nhà liệu có cần đến 4-5 cái thùng rác? Nếu bạn thấy mình phải đi gom rác từ từng phòng, thay túi nilon liên tục, thì đó là lúc nên tinh giản. Một thùng rác lớn ở bếp là đủ. Rác sinh hoạt gom về một chỗ, thói quen sống cũng gọn gàng hơn.

3 năm sống tối giản giúp tôi tỉnh ngộ: 9 thứ này ĐỪNG nên rước về nhà- Ảnh 3.

4. Nệm lót bồn cầu

Nghe có vẻ là 1 món đồ tiện lợi, nhưng thực chất là "ổ vi khuẩn". Nếu không giặt hàng ngày, nệm lót rất dễ tích tụ mùi hôi và vết bẩn. Tôi khuyên bạn nên sớm bỏ đi, vì lau thẳng vào mặt bồn cầu bằng dung dịch vệ sinh sẽ nhanh và sạch hơn nhiều!

3 năm sống tối giản giúp tôi tỉnh ngộ: 9 thứ này ĐỪNG nên rước về nhà- Ảnh 4.

5. Hộp đựng đồ "vô tác dụng"

Không phải món gì cũng cần hộp đựng riêng. Rất nhiều hộp mua về rồi không vừa kích thước, hoặc làm việc tìm đồ càng rối hơn. Đặc biệt là hộp đựng trong tủ lạnh - nhiều loại thực phẩm quá to, hoặc cần lưu trữ theo kiểu riêng, khiến hộp trở thành rào cản chứ không phải giải pháp.

3 năm sống tối giản giúp tôi tỉnh ngộ: 9 thứ này ĐỪNG nên rước về nhà- Ảnh 5.

6. Tích trữ đồ dùng quá mức

Bạn thấy nước rửa chén đang khuyến mãi, mua liền 10 chai; giấy vệ sinh giảm giá, ôm cả bịch về. Kết quả là nhà bạn như kho hàng mini, chưa kể bạn phải tốn công sắp xếp và dọn dẹp thường xuyên. Nếu không có không gian trữ, đừng mua quá nhiều. Mua ít, dùng hết rồi mua tiếp - nhà cửa sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

3 năm sống tối giản giúp tôi tỉnh ngộ: 9 thứ này ĐỪNG nên rước về nhà- Ảnh 6.

7. Khăn trải ghế sofa

Khăn phủ lên nhìn sạch sẽ, nhưng mỗi lần xộc xệch lại phải chỉnh, bám bụi lại phải giặt giũ. Tôi nhận ra ghế sofa nếu dùng cẩn thận, lâu lâu hút bụi một lần là đủ sạch. Quả thực không cần phải "trang trí" thêm để tự làm khổ mình.

8. Lọ hoa giả

Trang trí thì đẹp, nhưng hoa giả thường bám bụi rất nhanh. Nếu không lau thường xuyên sẽ dễ trở thành ổ bụi. Nếu không có thời gian vệ sinh, khuyên bạn tốt hơn là đừng bày. Một lọ hoa tươi nhỏ, thay mỗi tuần, sẽ vừa sạch vừa mang lại năng lượng tích cực hơn.

9. Móc treo dán khắp nơi

Dán móc lên mọi cánh cửa, bức tường - nghe có vẻ tiện lợi. Nhưng sau một thời gian, đồ treo quá nhiều, nhìn sẽ rối mắt, chưa kể móc dễ rơi hoặc làm tróc sơn. Thay vào đó, bạn chỉ nên chọn treo đồ dùng ở nơi thực sự cần thiết. Mọi thứ còn lại nên được cất gọn trong tủ.

Nguồn: Sohu

Phác Thái Anh