
Mỗi ngày, chị Thúy lại thấy con gái mình - cô bé Hoa, ngồi thẫn thờ không muốn nói gì với ai sau khi dành vài tiếng đồng hồ lướt điện thoại. Cô bé không còn hồn nhiên vui vẻ như trước, ngược lại, thường xuyên cáu gắt khó chịu.
Lúc đầu, chị Thúy nghĩ rằng đây chỉ là một giai đoạn bình thường trong tuổi dậy thì. Nhưng rồi, sự thay đổi của Hoa ngày càng rõ rệt: con bé ít nói, mỏi mệt, đôi mắt dần trở nên vô hồn, mờ đục vì cả ngày dán mắt vào màn hình.
"Có khi nào con đang bị ảnh hưởng bởi những gì con xem trên điện thoại không?" – chị Thúy tự hỏi mình. Cô bé, dù chỉ mới 12 tuổi, đã biết cách tìm kiếm những video lạ lùng trên TikTok, những trò chơi bạo lực, những hình ảnh hở hang không phù hợp với độ tuổi.
Cấm điện thoại, máy tính bảng thì Hoa sẽ giận dỗi. Còn nếu để con tự do, liệu có phải chị Thúy đang vô tình bỏ rơi con trong một thế giới đầy nguy hiểm?
Theo một nghiên cứu gần đây của Viện Nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần Anh, hơn 40% trẻ em dưới 14 tuổi dành trung bình từ 3-5 giờ mỗi ngày trước màn hình thiết bị di động, với hơn 60% trong số đó tiếp cận các nội dung không phù hợp. Những thói quen này không chỉ ảnh hưởng tới khả năng tập trung mà còn tác động tiêu cực đến phát triển trí não, dẫn đến các vấn đề như dậy thì sớm, trầm cảm và rối loạn hành vi.
Thực tế, các chuyên gia cho rằng việc lạm dụng công nghệ có thể thay đổi cấu trúc não bộ của trẻ, làm gia tăng nguy cơ rối loạn tâm lý và giảm khả năng nhận thức xã hội. Nhiều TikToker đã phàn nàn trên Reddit về việc họ mất khả năng tinh thần, một hiện tượng được gọi là "bộ não TikTok". Chưa kể, một nghiên cứu của Đại học Stanford chỉ ra rằng trẻ em tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử có xu hướng ít giao tiếp trực tiếp với gia đình, điều này làm giảm chất lượng mối quan hệ gia đình và tác động xấu đến sự phát triển cảm xúc của trẻ.
Cha mẹ dùng ứng dụng AI thế nào để bảo vệ con?

Phụ huynh tại Bắc Mỹ và châu Âu đều đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng công nghệ mới, dùng chính công nghệ để đối phó với công nghệ. Họ biết cách dùng ứng dụng, AI để chủ động bảo vệ con khỏi những mối nguy hại khó lường trong thế giới số.
Các ứng dụng di động này thường giúp cha mẹ theo dõi hoạt động trực tuyến của trẻ, giúp bảo vệ con khỏi những nguy cơ tiềm ẩn trên Internet. Chúng cung cấp những tính năng thông minh như giới hạn thời gian sử dụng, tự động khóa máy từ xa, cảnh báo và lọc nội dung độc hại không phù hợp độ tuổi cũng như phân tích chủ đề con thích xem thích làm khi online, giúp cha mẹ thấu hiểu và đồng hành cùng con trong môi trường số.
Với sự tích hợp AI, các app này không chỉ giúp bảo vệ an toàn mà còn hỗ trợ xây dựng thói quen lành mạnh, định hướng sự phát triển tích cực hơn cho trẻ.
Tại Việt Nam, một ứng dụng đang gây sốt thời gian gần đây vì giao diện đơn giản, thân thiện, dễ sử dụng là FamilyMate. Ngoài những tính năng thông minh, app này hỗ trợ tiếng Việt cực hiệu quả, không cần phải am hiểu công nghệ hay biết tiếng Anh mới dùng được. Chỉ cần gõ FamilyMate trên App store/ CH Play là tải được, hoặc click tại đây .