Ngày nay, chảo chống dính, nồi chống dính là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Thành phần giúp các loại chảo, nồi chống dính thường thấy nhất là Teflon và dù xuất hiện từ rất lâu nhưng chảo chống dính vẫn gây ra những lo ngại tiềm ẩn đối với sức khỏe.
Teflon là gì?
Teflon là tên của một loại hóa chất tổng hợp được gọi là polytetrafluoroethylene (PTFE). Teflon được sử dụng như một lớp chống dính trên bề mặt nhiều loại sản phẩm vì nó không thấm nước và giúp giảm ma sát.
Teflon có gây ung thư hay không, thành phần nào trong chảo chống dính tăng nguy cơ ung thư?
Với câu hỏi "Teflon có gây ung thư hay không" thì đáp án chính xác là không. Đây là chất đã được ứng dụng thực tiễn rất nhiều và được xác định an toàn cho sức khỏe.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, không có nguy cơ sức khỏe nào khác được chứng minh khi sử dụng dụng cụ nấu nướng được phủ lớp chống dính Teflon.
Tuy nhiên, một loại hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất Teflon là axit perfluorooctanoic (PFOA) thì có.
Chất PFOA từng được sử dụng để để sản xuất Teflon, nhưng từ năm 2013 khi nhiều nghiên cứu chỉ ra chất này liên quan đến ung thư và mối quan hệ giữa PFOA và ung thư được phát hiện thì tất cả các sản phẩm mang nhãn hiệu Teflon đều không chứa PFOA nữa.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại ung thư sau, bao gồm: Ung thư bàng quang; Ung thư thận; Ung thư buồng trứng; Ung thư tuyến tiền liệt; Ung thư tinh hoàn xuất hiện khi tiếp xúc với các chất polyfluoroalkyl-PFAS (một nhóm lớn bao gồm cả PFOA).
Vẫn nên cẩn thận khi dùng chảo chống dính
Dù được khẳng định rằng chảo chống dính được phủ teflon không gây ung thư. Tuy nhiên, khi người tiêu dùng tiếp xúc lâu với khói sản sinh từ các dụng cụ có tráng lớp chống dính có thể xuất hiện các triệu chứng giống cúm như nhức đầu, ớn lạnh và sốt. Điều này thường liên quan đến việc các dụng cụ như nồi chống dính được sử dụng ở đến nhiệt độ quá cao trong nhiều giờ.
Thực tế, tình trạng này là lành tính và các triệu chứng có xu hướng biến mất trong vòng 12 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với khói. Tuy nhiên, các triệu chứng trên có thể nghiêm trọng đối với những người đã mắc bệnh tim mạch hoặc hô hấp từ trước.
Một số nghiên cứu khác cho thấy chất PFAS (không được sử dụng chế tạo Teflon từ năm 2013) có thể liên quan đến:
- Tăng mức cholesterol máu;
- Giảm hiệu quả vắc xin ở trẻ em;
- Thay đổi men gan;
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp hoặc tiền sản giật ở phụ nữ đang mang thai;
- Nhẹ cân ở trẻ sơ sinh;