Chiến lược "từ Trung Quốc đến thế giới" đằng sau thương vụ Geely và Volvo

Năm 2010, ngành ô tô toàn cầu đã chấn động trước thương vụ Geely (Trung Quốc) chính thức mua lại thương hiệu Volvo từ tập đoàn Ford (Mỹ). Vào điểm đó Geely là một hãng xe gần như vô danh trong ngành ô tô toàn cầu, trong khi Volvo là một thương hiệu lâu đời của Thụy Điển, cái tên gắn liền với chất lượng, an toàn và đẳng cấp.

Chiến lược "từ Trung Quốc đến thế giới" đằng sau thương vụ Geely và Volvo- Ảnh 1.

Chìa khóa mở đường

Vào những năm từ 2006 – 2010, dưới áp lực của các nhà sản xuất ô tô trong nước và quốc tế, chiến lược xe giá rẻ của Geely không còn là lợi thế. Mặc dù sở hữu năng lực cốt lõi mạnh mẽ về kỹ thuật và sản xuất, nhưng công ty lại thiếu kỹ năng về thiết kế cũng như tiếp thị, bán hàng.

Thời điểm đó, thị trường ô tô ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã có các thương hiệu Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức và Mỹ thống trị. Để thâm nhập vào các thị trường này, Geely nhận ra cách tốt nhất là mua lại các thương hiệu được đang có xu hướng hoạt động kém hiệu quả tại đây. Điều này sẽ giúp giảm cạnh tranh, đồng thời, Geely còn có thể sản xuất và bán các thương hiệu đó trên toàn cầu, cũng như tại Trung Quốc.

Thương vụ mang tính bước ngoặt đầu tiên của Geely đó là Volvo. Geely đã hoàn tất thương vụ mua lại thương hiệu Volvo có trụ sở tại Thụy Điển từ Ford Motor với giá 1,8 tỷ USD vào năm 2010. Thương vụ thành công đã giúp công ty mở rộng dấu ấn toàn cầu (đặc biệt là ở Châu Âu và Bắc Mỹ) và cải thiện công nghệ của mình.

Đây là lần đầu tiên một nhà sản xuất ô tô Trung Quốc mua lại 100% đối thủ nước ngoài. Việc mua lại đã mang lại cho Geely năng lực cốt lõi về thiết kế và tiếp thị để trở thành nhà sản xuất ô tô toàn cầu. Đáng chú ý là sau khi thâu tóm thành công, Geely vẫn cho phép Volvo tự định hướng trong thập kỷ sau khi rời khỏi Ford. Volvo vẫn có trụ sở tại Thụy Điển dưới sự quản lý riêng biệt với các nhà máy ở Bỉ.

Sau khi thâu tóm, Volvo đã đầu tư từ 10 - 11 tỷ USD trên toàn thế giới trong năm năm (2010-2016) để nâng cấp sản phẩm và công nghệ của mình như một phần của kế hoạch chiến lược nhằm trở thành một thương hiệu cao cấp três toàn cầu. Đặc biệt, doanh số bán hàng hàng năm tăng lên 800.000 xe trên toàn cầu vào năm 2020, gấp đôi so với 373.000 xe mà Volvo đã bán vào năm 2010.

Chiến lược toàn cầu

Chiến lược "từ Trung Quốc đến thế giới" đằng sau thương vụ Geely và Volvo- Ảnh 2.

Các thương hiệu con dưới sự quản lý của Geely.

Geely hiện hoạt động trên toàn thế giới thông qua nhiều thương hiệu con. Trong đó, hoạt động kinh doanh cốt lõi của Geely trong ngành công nghiệp ô tô bao gồm nhiều tập đoàn ô tô và thương hiệu xe con. Tập đoàn mẹ Geely đã mua lại bí quyết công nghệ, bí quyết quản lý và các tổ chức mạnh mẽ để mở rộng thị trường và phục vụ khách hàng tốt hơn.

Sự đặc biệt trong chiến lược của Geely sau các thương vụ M&A đó là họ thực hiện các chiến lược tương tự nhau ở nhiều thị trường khác nhau. Các công ty con của công ty hoạt động như các thực thể tương đối độc lập. Tuy nhiên, các sản phẩm của công ty được tùy chỉnh rộng rãi ở mỗi thị trường.

Mang theo tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng toàn cầu, sau Vovlo, Geely tiếp tục chiến lược mua lại thương hiệu. Geely đã tiếp tục mua 51% cổ phần của Lotus, nhà sản xuất xe thể thao của Anh, mua một phần cổ phần thiểu số của Proton, một nhà sản xuất ô tô tại Malaysia để mở rộng dấu ấn của mình tại Đông Nam Á và Ấn Độ.

Năm 2018, Geely mua 9,7% cổ phần của Daimler AG, công ty mẹ của Mercedes, trị giá 9 tỷ USD, khiến công ty này trở thành cổ đông lớn nhất của nhà sản xuất ô tô Đức.

Chiến lược "từ Trung Quốc đến thế giới" đằng sau thương vụ Geely và Volvo- Ảnh 3.

Với các vụ mua lại và ra mắt thương hiệu mới, danh mục đầu tư của Geely trải dài từ xe tải đến siêu xe.

Cho đến nay, chiến lược mua lại mạnh mẽ của Geely đã chứng tỏ là một công thức thành công tốt với "chìa khoá" của cánh cửa là thương vụ mua lại Volvo. Hãng xe này đã phát triển một danh mục xe đa dạng và phân phối chuỗi sản xuất và cung ứng trên toàn cầu. Việc mua lại Volvo có thể nói không chỉ là một thương vụ tài chính mà là bước ngoặt chiến lược giúp Geely chuyển mình từ hãng xe nội địa Trung Quốc thành một tập đoàn đa quốc gia mang tư duy toàn cầu .

Kết quả cho tầm nhìn và phát triển toàn cầu của Geely đó là trong 13 năm liên tiếp (từ 2012 đến 2024), tập đoàn ô tô tư nhân hàng đầu Trung Quốc này liên tục góp mặt trong danh sách Fortune Global 500. Đây là điều mà không nhiều công ty châu Á có thể làm được tính đến thời điểm hiện tại.

Chiến lược "từ Trung Quốc đến thế giới" đằng sau thương vụ Geely và Volvo- Ảnh 4.

Tỷ phú Lý Thư Phúc với tài năng lãnh đạo khéo léo và tầm nhìn khác biệt đã đưa Geely phát triển vượt bậc.

Geely đã thành lập rất nhiều các trung tâm R&D và thiết kế trên toàn cầu tại Thượng Hải, Hàng Châu, Ninh Ba, Gothenburg, Coventry, California, Frankfurt, v.v…, với hơn 30.000 nhân viên R&D và hơn 32.000 bằng sáng chế. Trong tương lai, Geely Auto sẽ tận dụng hệ thống chiến lược toàn cầu toàn diện của mình bao gồm 5 trung tâm thiết kế toàn cầu, 5 trung tâm R&D, 5 khu vực thử nghiệm, 5 nền tảng công nghệ năng lượng và 5 hệ sinh thái AI để tăng cường hơn nữa việc lập kế hoạch sản phẩm, mở rộng thị trường, phát triển kênh và triển khai nhà máy CKD.

PV