Có 7 căn nhà và hơn 8 tỷ tiết kiệm vẫn lo lắng: Hóa ra không ai giàu mà không sợ hết tiền

Tôi từng nghĩ mình chỉ cần tiết kiệm được 1 triệu tệ (4 tỷ đồng) là sẽ hết lo lắng. Nhưng rồi tôi thấy người có hơn 2 triệu tệ (8 tỷ đồng) tiết kiệm, 7 căn nhà, 2 xe ô tô vẫn lo. Tâm sự của một phụ nữ Trung Quốc.

Giàu cũng có lo riêng: Không ai miễn nhiễm với nỗi sợ cạn tiền

Có 7 căn nhà và hơn 8 tỷ tiết kiệm vẫn lo lắng: Hóa ra không ai giàu mà không sợ hết tiền- Ảnh 1.

Trong một nhóm tiết kiệm tôi tham gia, có một người phụ nữ sống ở thị trấn nhỏ, sở hữu 7 căn nhà, 2 xe ô tô, và số tiết kiệm hơn 2,4 triệu tệ. Nghe qua tưởng là "boss" nào đó sống sung sướng, nhưng cô vẫn đều đặn chia sẻ cách tiết kiệm từng đồng, thậm chí còn băn khoăn nên gửi tiền vào ngân hàng nào để an toàn.

Chúng tôi – những người vẫn đang trả góp từng đồng – thì bảo: “Thôi nghỉ đi, chị ở đây làm tụi em ghen tị thôi!”.

Nhưng cô chỉ cười và nói: “Tôi cũng lo chứ. Lỡ tiêu hoang thì sao? Lỡ công việc trục trặc thì sao?”.

Hóa ra, cảm giác lo lắng về tiền không phụ thuộc vào số dư trong tài khoản – mà phụ thuộc vào mức độ bạn cảm thấy đủ.

Tôi tiết kiệm không vì lý tưởng – mà vì muốn sống chậm lại giữa thế giới quá vội

Có hôm nghe tin sắp có gió lớn, cả siêu thị náo loạn người đi mua đồ tích trữ. Tôi thì chỉ nhẹ nhàng bảo chồng: "Thôi mình có đồ sẵn rồi, không cần ra chen làm gì". Giữa những lần hoảng loạn, tôi nhận ra: khi đã quen sống đơn giản, mình sẽ bớt hoảng loạn hơn.

Tôi tiết kiệm không phải để sống kham khổ, mà là để không phải hoảng sợ khi có biến cố. Không cần phải chạy đua mua sắm, không cần phải có hết mọi thứ để cảm thấy an tâm.

Tôi tiết kiệm để mỗi ngày có thể bình tĩnh rời văn phòng lúc đúng giờ tan làm – không phải cày thêm để trả cho một cuộc sống vốn dĩ có thể nhẹ hơn.

Đừng nghĩ sống tiết kiệm là sống thiếu thốn

Có 7 căn nhà và hơn 8 tỷ tiết kiệm vẫn lo lắng: Hóa ra không ai giàu mà không sợ hết tiền- Ảnh 2.

Trong nhóm, có người khoe: năm ngoái tiêu 4.000 tệ/tháng, năm nay chỉ còn 2.500 tệ – nhưng chất lượng sống không giảm.

Còn tôi? Tôi thấy hạnh phúc khi bạn trong nhóm khen món burrito rẻ tôi từng giới thiệu là “ngon thật sự!”. Hạnh phúc có thể đến từ những thứ không đắt tiền.

Sống tiết kiệm không phải là sống kém. Là biết thứ gì thực sự mang lại giá trị – và thứ gì chỉ đang ăn mòn ví tiền lẫn tinh thần.

Có tiền không bằng biết kiểm soát tiền

Tôi từng nghĩ mình chỉ cần tiết kiệm được 1 triệu là sẽ hết lo lắng. Nhưng rồi tôi thấy người có hơn 2,4 triệu vẫn lo.

Tôi nhận ra: quan trọng không phải bạn có bao nhiêu tiền – mà là bạn có đang kiểm soát được tiền không.

Bạn có biết mình đang tiêu vào đâu không? Có kế hoạch cho những khoản lớn sắp tới chưa? Bạn có sống theo thu nhập thật, hay đang “chi trước nghĩ sau”?

Sự an tâm không đến từ tài sản – mà từ sự chủ động với dòng tiền của chính mình.

Tiền không mua được bình yên, nhưng thiếu tiền chắc chắn gây bất ổn

Tôi không có cuộc sống sang trọng. Tôi vẫn chen tàu điện mỗi sáng, vẫn vội vã như bao người. Nhưng tôi biết mình đang cố gắng vì điều gì.

Tôi tiết kiệm để có thể dừng lại – một chút – giữa dòng đời quá nhanh. Không để mua túi hiệu hay đổi nhà mới. Mà để một ngày nào đó, tôi có thể ngồi yên uống ly trà, đọc sách, và không sợ tiếng chuông báo nợ ngân hàng.

Có thể tôi không giàu. Nhưng tôi biết cách sống để không nghèo – trong lòng.

Có 7 căn nhà và hơn 8 tỷ tiết kiệm vẫn lo lắng: Hóa ra không ai giàu mà không sợ hết tiền- Ảnh 3.

Ai rồi cũng sẽ lo, dù có ít hay nhiều – nhưng lo có kiểm soát sẽ giúp bạn sống dễ thở hơn

Dù bạn đang có 1 triệu tệ hay 7 căn nhà, nỗi lo về tiền không biến mất – nó chỉ thay hình đổi dạng. Nhưng khác biệt nằm ở chỗ: người tiết kiệm học cách lo đúng chỗ, lo có kiểm soát, lo để sống kỹ hơn chứ không phải hoảng hơn.

Nếu bạn cũng đang nghĩ “chừng nào mình mới hết lo?”, có lẽ bạn không cần nhiều tiền hơn – bạn chỉ cần kiểm soát tốt hơn những gì mình đang có.

Theo: Toutiao

Thu Thanh