Để không "ngộp" tiếng Anh khi du học, cần chuẩn bị gì?

Không ít du học sinh Việt Nam rơi vào tình trạng "ngộp" tiếng Anh khi bước vào môi trường học thuật và sinh hoạt không phải tiếng mẹ đẻ.

Để không "ngộp" tiếng Anh khi du học, cần chuẩn bị gì?- Ảnh 1.

"Ngộp" tiếng Anh - Chuyện không của riêng ai

Du học mở ra nhiều cơ hội học tập và phát triển cho sinh viên Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với không ít thách thức. Một trong những rào cản lớn nhất chính là ngôn ngữ.

Thanh Nhã - sinh viên năm cuối tại Đại học Wollongong (Australia), chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng - chia sẻ từng đạt được 7.5 IELTS từ lớp 11. Tuy nhiên, vì tự học ở trường tỉnh nên kỹ năng giao tiếp - nghe và nói còn rất hạn chế, đặc biệt là trong môi trường học thuật.

Vì vậy những ngày đầu sang Australia, Nhã "sốc" ít nhiều về ngôn ngữ, đặc biệt là khi đi làm thêm và học tập. Ở lớp, giảng viên nói nhanh và dùng nhiều thuật ngữ, còn khi đi làm thêm, khách hàng nói với nhiều giọng khác nhau, đôi khi bạn phải hỏi lại vài lần.

Tương tự, bạn Nguyễn Thị Hà Linh - đang là sinh viên chuyên ngành Tài chính, Đại học Macquarie (Australia) - chia sẻ một trong những lo lắng lớn nhất của bạn khi sang Australia là các môn chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh mà giảng viên lại dùng nhiều giọng vùng miền. Dù đã chuẩn bị tinh thần, nhưng sau những buổi học đầu tiên, Linh đều phải về nhà nghe lại nội dung bài giảng để đảm bảo không sót thông tin.

Năm 2023, một nghiên cứu đăng trên Journal of International Students chỉ ra rào cản ngôn ngữ là những yếu tố quan trọng tác động đến kết quả học tập của sinh viên nước ngoài. Khả năng sử dụng ngôn ngữ trôi chảy có liên hệ mật thiết với thành tích học tập.

Tương tự, một nghiên cứu do Đại học Universitas Airlangga (Indonesia) thực hiện, cho thấy có đến 68% sinh viên quốc tế gặp căng thẳng do gặp khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ trong môi trường học thuật. Tình trạng này có thể dẫn đến lo âu, trầm cảm và suy giảm động lực học tập.

Để không "ngộp" tiếng Anh khi du học, cần chuẩn bị gì?- Ảnh 2.

Hà Linh hiện đang là sinh viên Đại học Macquarie (Australia) trong chương trình Global Pathways

Giảm "sốc" với Global Pathways

Là sinh viên Global Pathways theo lộ trình 2+1, Hà Linh có thời gian 2 năm học ở Viện ISB (Đại học Kinh tế TP.HCM) trước khi chuyển tiếp sang Australia. Tại đây, các học phần được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, bởi các chuyên gia đầu ngành và được thiết kế tương thích với chương trình mà Linh sẽ theo học tại Đại học Macquarie.

Linh chia sẻ trong hai năm học hoàn toàn bằng tiếng Anh tại Việt Nam, bạn được rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tài liệu học thuật, viết luận theo chuẩn quốc tế và tham gia thảo luận nhóm. Nhờ đó khi sang Australia, bạn được giảm "sốc" đáng kể với môi trường tiếng Anh học thuật. Chẳng hạn, Linh không bất ngờ với lượng bài tập lớn hay những yêu cầu tư duy, logic khắt khe trong các bài luận.

Với Thanh Nhã, khoảng thời gian học tại Việt Nam trong chương trình Global Pathways không chỉ củng cố cho nền tảng tiếng Anh của bạn, mà còn cho bạn nhiều kỹ năng học bằng tiếng Anh rất giá trị, từ đó giúp bạn thuận lợi hơn khi sang Australia.

Để không "ngộp" tiếng Anh khi du học, cần chuẩn bị gì?- Ảnh 3.

Đại học Wollongong là một trong gần 20 điểm đến du học trong chương trình Global Pathways - Ảnh: ĐẠI HỌC WOLLONGONG

Nhã ví dụ, vì được học môn Thống kê cho doanh nghiệp ( Statistics for Business ) trong giai đoạn ở Việt Nam, bạn có thể làm quen với các khái niệm như phân tích dữ liệu, xác suất, hồi quy tuyến tính và sử dụng Excel để xử lý số liệu. Sang Australia, Nhã nhận thấy các kỹ năng này cực kỳ hữu ích trong các môn chuyên ngành như Phân tích chuỗi cung ứng ( Supply Chain Analytics ), vốn đòi hỏi bạn phải làm nhiều bài tập dự báo nhu cầu, phân tích hiệu suất chuỗi cung ứng bằng các phương pháp thống kê.

"Không phải ai cũng có sẵn khả năng sử dụng tiếng Anh trôi chảy để bắt kịp với chương trình học 100% bằng tiếng Anh ngay từ đầu. Global Pathways tạo cơ hội để sinh viên cải thiện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong môi trường học thuật, giúp họ tự tin hơn khi bước vào các môn chuyên ngành ở nước ngoài", Nhã nói.

Bên cạnh đó, Thanh Nhã bật mí thêm một bí quyết cho du học sinh sớm "bắt nhịp" môi trường tiếng Anh khi du học là không ngại sai. Càng nói nhiều thì càng tiến bộ. Khi đi làm thêm, có thể chủ động bắt chuyện với đồng nghiệp và khách hàng, cố gắng diễn đạt ý mình muốn nói mà không quá lo lắng về ngữ pháp.

"Mỗi khi giảng viên, đồng nghiệp hoặc bạn bè sửa lỗi cho mình, mình sẽ ghi chú lại vào điện thoại hoặc sổ tay, sau đó xem lại để tránh lặp lại sai lầm. Dần dần, mình thấy khả năng giao tiếp của mình tự nhiên hơn và ít mắc lỗi hơn", Nhã chia sẻ.

BOX:

Global Pathways - chương trình xét tuyển thẳng du học Australia, New Zealand, Canada bậc cử nhân được thiết kế bởi các Đại học top 1% thế giới. Sinh viên sẽ có một giai đoạn học tập tại Viện ISB, Đại học Kinh tế TP.HCM, sau đó chuyển tiếp học tập và nhận bằng tại các đại học hàng đầu thế giới.

Hiện tại, Global Pathways đang liên kết với 18 đại học top 1% đến từ Australia, New Zealand và Canada. Đợt tuyển sinh tháng 5-2025 của Global Pathways đang nhận hồ sơ đến ngày 28-4-2025.

Quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại văn phòng Ban Tuyển sinh Viện ISB tại số 17 Phạm Ngọc Thạch, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, hoặc liên hệ Bộ phận Tuyển sinh thông qua hotline (028) 3622 1818 - (028) 3930 5293.

PV