Khi đồng phục không còn là chuyện của bộ phận hành chính nhân sự

Trước đây, đồng phục công sở thường được mặc định là trách nhiệm của phòng Hành chính nhân sự, được xem như một thủ tục đơn giản, chọn mẫu - đặt may - phát áo. Tuy nhiên, giờ đây, khi các doanh nghiệp trẻ xuất hiện ngày càng nhiều, Gen Z bước chân vào môi trường công sở và khi văn hóa nội bộ trở thành một loại "vũ khí mềm" để giữ chân nhân tài thì cách một doanh nghiệp chọn đồng phục lại phản ánh rất rõ... tâm thế và tư duy của người lãnh đạo.
Theo HRD Canada – tổ chức chuyên sâu trong lĩnh vực nhân sự, đồng phục thực sự là một phần quan trọng trong chiến lược xây dựng văn hóa gắn kết: "Đồng phục là một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh gắn kết nhân sự và góp phần lớn vào việc định hình cảm giác tự hào, hài lòng nơi làm việc".
Một báo cáo từ HALO Branded Solutions cũng chỉ ra rằng:"Khi được mặc những bộ đồng phục được thiết kế tốt, nhân viên thường hạnh phúc hơn, tinh thần tập thể cao hơn và có xu hướng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp".

Đồng phục không chỉ còn là chuyện hình thức mà đang trở thành một "điểm chạm cảm xúc" trong trải nghiệm của nhân viên mỗi ngày đi làm.
Đồng phục công sở: bản sắc "ngầm" của doanh nghiệp
Một bộ đồng phục đẹp, vừa vặn, tôn dáng, mang màu sắc thương hiệu không chỉ giúp nhân viên tự tin hơn mà còn âm thầm gửi gắm một thông điệp: "Chúng tôi là một tập thể có tổ chức, có gu và có trách nhiệm".
Bạn có thể chưa từng để ý, nhưng thử nghĩ xem nhé! Tại sao các hãng hàng không đều thiết kế đồng phục cực kỳ bài bản? Tại sao các ngân hàng, các tập đoàn lớn không bao giờ để nhân viên tự phối đồ để đi gặp đối tác?
Đơn giản bởi vì, đồng phục là bộ mặt thương hiệu. Nhìn vào đồng phục, người ta có thể thấy được giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến với đối tác, khách hàng và công chúng mục tiêu: Sáng tạo, phá cách, trẻ trung hay lịch sự, bài bản, chuyên nghiệp…
Đẹp thôi chưa đủ! đồng phục cần phù hợp
Không ít doanh nghiệp từng đầu tư hàng trăm triệu đồng để may đồng phục nhưng lại... chẳng mấy ai muốn mặc. Lý do? Mẫu lỗi thời, vải nóng, không tôn dáng, form cứng nhắc, hoặc đơn giản là quá xấu.
Do đó, để mỗi nhân viên trở thành một đại sứ thương hiệu khi khoác lên mình bộ đồng phục, đồng phục công sở hiện đại phải đáp ứng 4 tiêu chí:
1.Thoải mái: Chất vải cao cấp, co giãn tốt, thoáng mát, dễ vận động
2.Thẩm mỹ: Tôn dáng, hợp xu hướng thời trang
3.Tính ứng dụng cao: Dễ mặc, kể cả khi đi làm lẫn giao tiếp bên ngoài
4.Mang tính thương hiệu: Màu sắc, logo, tinh thần của thiết kế phải gắn liền với định vị thương hiệu của doanh nghiệp
Đầu tư nhỏ - thay đổi lớn
May đồng phục công sở tưởng chừng chỉ là chuyện nhỏ nhưng thực ra ảnh hưởng đến văn hóa làm việc nhiều hơn bạn tưởng. Một bộ đồng phục phù hợp có thể giúp:
●Tăng cảm giác tự hào khi đi làm.
●Gắn kết các thành viên trong một team.
●Làm tăng năng suất lao động.
●Giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu.
●Giảm sự phân biệt trong cách ăn mặc nơi công sở.
Đặc biệt, với những doanh nghiệp đang trong giai đoạn mở rộng, đầu tư vào đồng phục chính là bước khởi đầu thông minh để định hình văn hóa nội bộ bài bản. Đây là thứ mà nếu không lưu tâm, sẽ rất khó để xây dựng lại từ đầu, bởi vì nó đã ăn sâu vào suy nghĩ và hành vi của nhân viên.
Chọn đúng đơn vị may đồng phục: đừng đặt cược thương hiệu vào sự ngẫu hứng
May đồng phục không đơn giản chỉ là "may vài bộ quần áo" cho đội ngũ công nhân viên. Đó là sự kết hợp giữa 4 yếu tố vô cùng quan trọng:
●Sự am hiểu về thời trang ứng dụng
●Kỹ thuật cắt may chuẩn chỉ
●Kinh nghiệm thiết kế và làm việc với hàng trăm ngành nghề, hàng nghìn thương hiệu…
●Dịch vụ khách hàng vượt trội và uy tín của đơn vị sản xuất…
Một đơn vị chuyên nghiệp sẽ tư vấn chi tiết: Từ chất liệu phù hợp theo mùa, màu sắc theo ngành nghề, form dáng tôn dáng nhân viên, đến cả cách thêu/in logo sao cho tất cả tạo thành một tổng thể duyên dáng và ấn tượng nhất.

Nếu bạn đang tìm một nơi thực sự hiểu và có kinh nghiệm nhiều năm may đồng phục công sở, có thể tham khảo tại đây nhé!
Đồng phục công sở de Charme: Nâng tầm thương hiệu bạn!
Đồng phục không thay đổi con người nhưng thay đổi cách họ cảm nhận về nơi mình thuộc về
Cuối cùng, cần phải khẳng định rằng, một bộ đồng phục đẹp không khiến nhân viên giỏi hơn nhưng chắc chắn khiến họ cảm thấy tự tin và được tôn trọng hơn. Đôi khi, chính từ những cảm giác đó mà năng suất làm việc, tinh thần đồng đội và sự trung thành với doanh nghiệp... được nuôi dưỡng từng ngày.
Bạn đã sẵn sàng biến đồng phục công sở từ một nghĩa vụ thành một chiến lược xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
Hãy bắt đầu ngay hôm nay, bằng cách lựa chọn đơn vị may đồng phục uy tín để thảo luận và hiện thực hóa ý tưởng về mẫu đồng phục trong mơ của doanh nghiệp bạn!