Hành trình 30 năm của Nestlé Việt Nam – sự gắn bó và nỗ lực vì tương lai bền vững

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn về môi trường, các quy định pháp lý ngày càng siết chặt và nguồn vốn đầu tư đang dịch chuyển theo hướng "xanh hóa", phát triển bền vững chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp thích ứng và dẫn đầu.

Hành trình 30 năm của Nestlé Việt Nam – sự gắn bó và nỗ lực vì tương lai bền vững- Ảnh 1.

Khi người tiêu dùng chọn "xanh"

Theo khảo sát từ GlobalData, có tới 85% người tiêu dùng Việt Nam khẳng định họ ưu tiên lựa chọn các thương hiệu thể hiện rõ cam kết với môi trường và cộng đồng.

Báo cáo từ NielsenIQ năm 2024 cũng chỉ ra, hành vi tiêu dùng đang dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng bền vững. Khoảng 24% người tiêu dùng Việt hiện tập trung vào lối sống xanh trong ngắn hạn và 16% đã tích hợp các tiêu chí bền vững vào kế hoạch tiêu dùng dài hạn.

Hành trình 30 năm của Nestlé Việt Nam – sự gắn bó và nỗ lực vì tương lai bền vững- Ảnh 2.

Người tiêu dùng ngày càng tập trung vào lối sống xanh và kế hoạch tiêu dùng bền vững. Ảnh: Shutterstock

Không chỉ thị trường, các chính sách quốc gia và toàn cầu cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ việc tích hợp phát triển bền vững vào chiến lược doanh nghiệp. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021–2030, phản ánh cam kết trong việc đưa phát triển bền vững trở thành tiêu chí đánh giá doanh nghiệp thay vì chỉ là khẩu hiệu truyền thông.

Đặc biệt, phát triển bền vững không chỉ là "chi phí tuân thủ" mà còn là "đòn bẩy tài chính". Các doanh nghiệp thực hành tốt các tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị sẽ dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ hơn, từ các tổ chức tài chính quốc tế như ADB, IFC, WB đến các quỹ đầu tư ESG toàn cầu.

Chính vì vậy, phát triển bền vững không phải là rào cản, mà thậm chí là cơ hội vàng để nâng cao năng lực cạnh tranh và hướng đến tăng trưởng lâu dài của mỗi doanh nghiệp.

Ba thập kỷ phát triển bền vững cùng Việt Nam

Hơn ba thập kỷ tại Việt Nam, Nestlé là điển hình của việc xem phát triển bền vững không chỉ là một cam kết trách nhiệm xã hội mà còn là trụ cột chiến lược trong mô hình tăng trưởng dài hạn. Được định hướng bởi triết lý "Tạo giá trị chung", Nestlé Việt Nam đã lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững với các hoạt động kinh doanh, từ đó tạo ra những thay đổi sâu rộng không chỉ về môi trường mà còn tạo tác động tích cực đối với xã hội.

Chương trình NESCAFÉ Plan của Nestlé đã hỗ trợ người nông dân chuyển dịch phương pháp canh tác theo hướng nông nghiệp tái sinh, mang đến nhiều cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới, góp phần phát triển bền vững cho ngành cà phê Việt Nam.

Bắt đầu từ năm 2011, cho đến nay chương trình NESCAFÉ Plan đã hỗ trợ hơn 21.000 hộ nông dân trồng cà phê thực hành canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế 4C, giúp các nông hộ giảm từ 40-60% lượng nước tưới, giảm 20% lượng phân bón hóa học, đồng thời tăng 30-150% thu nhập nhờ áp dụng mô hình xen canh hợp lý, cũng như giảm lượng phát thải các-bon trên mỗi ký cà phê xanh thu hoạch được. Chương trình cũng đào tạo hơn 467.000 nông dân, hỗ trợ cung cấp hơn 86 triệu cây cà phê giống chống chịu hạn và sâu bệnh, góp phần tái canh cây cà phê, và nâng cao chất lượng hạt cà phê Việt.

Hành trình 30 năm của Nestlé Việt Nam – sự gắn bó và nỗ lực vì tương lai bền vững- Ảnh 3.

Đội ngũ cán bộ nông nghiệp của Nestlé đã bám trụ, hỗ trợ và đồng hành trực tiếp với những người nông dân trên thực địa từ năm 2011 cho đến nay. Ảnh: Nestlé

Ở lĩnh vực bao bì, Nestlé Việt Nam cũng đã tiên phong sử dụng vật liệu thay thế, công nghệ hiện đại và các giải pháp bao bì cải tiến để hỗ trợ việc tái chế và tái sử dụng bao bì. Các sáng kiến như sử dụng ống hút giấy (có chứng nhận FSC), bao bì PE tái chế đã giúp giảm hàng nghìn tấn rác thải nhựa.

Bên cạnh đó, Nestlé cũng áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất. Tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy cà phê hiện đại nhất của tập đoàn trên toàn cầu, 100% bã cà phê sau sản xuất được tái sử dụng làm nhiên liệu sinh khối, giảm tiêu thụ khí đốt, giảm phát thải CO₂ và tiết kiệm chi phí vận hành. Bùn thải được xử lý và tái sử dụng làm phân vi sinh, cát thải được tái sử dụng gạch không nung.

Đầu tư vào tương lai, phát triển bền vững không chỉ mang đến những giá trị tích cực cho cộng đồng mà còn giúp doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh.

Hành trình 30 năm của Nestlé Việt Nam – sự gắn bó và nỗ lực vì tương lai bền vững- Ảnh 4.

Đầu tư vào công nghệ chế biến hiện đại giúp Nestlé có thể gia tăng xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường khó tính với giá trị cao hơn. Ảnh: Nestlé

Cam kết đầu tư lâu dài bằng chiến lược phát triển bền vững

"Không chỉ là sự đầu tư mở rộng hoạt động, đây còn là cam kết dài hạn về việc đồng hành cùng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình.", ông Binu Jacob - Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam chia sẻ thêm qua công bố tăng vốn đầu tư lên gần 1.900 tỷ đồng cho nhà máy Nestlé Trị An. Đây không chỉ là một trong những nhà máy chế biến cà phê hiện đại nhất của tập đoàn Nestlé, mà còn là nơi tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản Việt, đưa hạt cà phê Việt Nam lên bản đồ cà phê thế giới.

Đó không chỉ là cam kết sau 30 năm phát triển tại Việt Nam mà chính là triết lý của Nestlé trong suốt hành trình tạo ra giá trị chung cho cộng đồng, được hiện thực hóa qua từng chương trình cải thiện sinh kế nông dân, nâng cao dinh dưỡng trẻ em hay đổi mới công nghệ xanh trong sản xuất.

Hành trình 30 năm của Nestlé Việt Nam – sự gắn bó và nỗ lực vì tương lai bền vững- Ảnh 5.

"Trong tương lai, chúng tôi mong muốn tiếp tục đầu tư để tạo ra giá trị và tác động tích cực cho người tiêu dùng, cộng đồng và môi trường", ông Binu Jacob chia sẻ.

Đối với các doanh nghiệp đang tìm kiếm hướng đi phát triển bền vững, bài học từ Nestlé Việt Nam thể hiện ở ba điểm cốt lõi.Trước hết, cần xác định mục tiêu rõ ràng và lồng ghép phát triển bền vững vào chiến lược dài hạn, không xem đó là hoạt động mang tính thời điểm. Bên cạnh đó, xây dựng mạng lưới hợp tác với các đối tác có cùng cam kết – từ cơ quan quản lý đến nhà cung cấp nguyên liệu – để tạo hệ sinh thái thống nhất về mục tiêu và hành động. Cuối cùng, không thể thiếu yếu tố minh bạch trong truyền thông, từ cách chia sẻ sáng kiến đến việc đo lường tác động thực tế.

Đây chính là hành trình mà bất kỳ doanh nghiệp nào hướng đến tương lai bền vững đều có thể soi chiếu và học hỏi.

PV