Mô hình phát triển gắn với giao thông công cộng là gì và Bình Dương được hưởng lợi thế nào?

Mô hình TOD đang kiến tạo một hướng đi mới cho các đô thị phát triển bền vững, trong đó Bình Dương - TP HCM (tỉnh Bình Dương cũ) nổi bật với hạ tầng giao thông hiện đại và quy hoạch đồng bộ.

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và hạ tầng ngày càng quá tải, mô hình phát triển gắn với giao thông công cộng – TOD (Transit-Oriented Development) – đang được xem là “lời giải” then chốt cho bài toán phát triển bền vững ở các thành phố năng động. Không chỉ tổ chức không gian sống – làm việc – giải trí hiệu quả, TOD còn là cơ hội tái định hình thị trường bất động sản hiện đại và có quy hoạch.

Mô hình TOD: Lực đẩy thị trường bất động sản

Không ngẫu nhiên mà Bình Dương - TP HCM (tỉnh Bình Dương cũ) được nhắc đến như một trong những khu vực có tiềm năng thí điểm mô hình TOD hàng đầu. Mới đây, Chính phủ đã thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến metro nối Bình Dương với tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên, cho thấy bước tiến cụ thể trong việc hiện thực hóa liên kết vùng bằng giao thông công cộng khối lượng lớn.

C ùng với các dự án trọng điểm như cao tốc TP HCM – phường Thủ Dầu Một – Chơn Thành, đường Vành đai 3, Vành đai 4, việc đưa TOD vào thí điểm không chỉ mở ra cơ hội quy hoạch mới, mà còn đóng vai trò như một đòn bẩy tái cấu trúc hạ tầng, định hình đô thị và gia tăng giá trị bất động sản một cách bền vững.

Mô hình phát triển gắn với giao thông công cộng là gì và Bình Dương được hưởng lợi thế nào?- Ảnh 1.

Khu vực Bình Dương hưởng lợi với loạt tiện ích được quy hoạch bài bản theo mô hình TOD.

Mô hình TOD cho phép tái cơ cấu lưu lượng đô thị bằng cách chuyển trọng tâm phát triển từ đường bộ truyền thống sang các phương tiện giao thông công cộng như metro. Điều này giúp làm giảm áp lực lên hạ tầng hiện hữu, vận hành đô thị hiệu quả hơn và đảm bảo người dân tiếp cận dễ dàng hơn với các tiện ích trung tâm đô thị – yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Bình Dương sáp nhập vào TP HCM.

Đồng thời, TOD cũng tái định hình không gian quanh các các đầu mối giao thông trọng điểm, từng bước chuyển hóa những vùng đệm thành lõi sinh hoạt mới – nơi hội tụ dịch vụ, thương mại, giải trí và kết nối cộng đồng - mang ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh sáp nhập.

Điều đáng nói hơn khi đề cập đến TOD chính là mô hình này đóng vai trò như “hạ tầng mềm” lý tưởng cho đô thị thông minh. Khi các hoạt động sống – làm việc – dịch vụ được tập trung quanh trục giao thông công cộng, việc triển khai hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giám sát hay điều hành đô thị số trở nên khả thi và hiệu quả hơn. TOD vì thế không chỉ tạo hình cho không gian vật lý, mà còn kiến tạo nền tảng để Bình Dương bước vào kỷ nguyên đô thị số một cách bền vững.

Không nằm ngoài quy luật của các đô thị phát triển theo mô hình TOD, thị trường bất động sản tại đây cũng được kỳ vọng sẽ có nhiều bứt phá. Những khu vực nằm trong “bán kính vàng” quanh các điểm giao thông công cộng sẽ chứng kiến sự tăng trưởng ổn định về giá trị nhờ sự vận hành thực tế của hệ sinh thái đô thị hiện đại.

Đặc biệt, khả năng rút ngắn khoảng cách di chuyển – cả về thời gian lẫn chi phí – đang trở thành lợi thế cạnh tranh nổi bật, nhất là trong bối cảnh sáp nhập TP HCM và Bình Dương, mở ra viễn cảnh về một vùng đô thị liên kết chặt chẽ, đa trung tâm. Thị trường từ đó chuyển dịch theo hướng quy hoạch bài bản, giảm thiểu đầu cơ, nâng cao khả năng khai thác và sinh lời dài hạn – điều mà giới đầu tư chuyên nghiệp hướng tới.

Artisan Park – Tâm điểm giao thương giữa lòng thành phố mới

Nằm trong vùng quy hoạch định hướng TOD của Bình Dương, Artisan Park là một trong những dự án nhà phố thương mại hiếm hoi thụ hưởng trọn vẹn giá trị từ mô hình này tại khu vực.

Chỉ cách ga metro WTC khoảng 300m, tiếp cận nhanh các tuyến cao tốc, vành đai và các trục đường huyết mạch, Artisan Park sở hữu vị trí kết nối trọng điểm trong vùng lõi phát triển. Dự án còn được bao trọn bởi hệ tiện ích đô thị hiện hữu như bệnh viện quốc tế, hệ thống trường học liên cấp, trung tâm hành chính, khu công nghiệp VSIP và các khu mua sắm lớn như Aeon Mall. Đây không chỉ là lợi thế về giao thông, mà còn là nền tảng để Artisan Park trở thành tâm điểm lý tưởng cho nguồn lực con người, dòng vốn đầu tư và các hoạt động kinh tế – xã hội.

Lợi thế của Artisan Park càng được khẳng định qua cách quy hoạch và tổ chức hạ tầng nội khu một cách bài bản. Từ mặt đường rộng rãi, vỉa hè thoáng đãng, phân làn hợp lý cho đến hệ thống đỗ xe thông minh – mọi chi tiết đều hướng tới mục tiêu nâng cao trải nghiệm cho cả người kinh doanh lẫn khách hàng.

Mô hình phát triển gắn với giao thông công cộng là gì và Bình Dương được hưởng lợi thế nào?- Ảnh 2.

Nội khu tại Artisan Park được quy hoạch hợp lý giúp nâng cao trải nghiệm cho người kinh doanh lẫn khách hàng.

Artisan Park còn nổi bật với thiết kế không gian linh hoạt: tích hợp an cư – kinh doanh – giải trí và dễ dàng được tùy biến theo nhu cầu theo nhu cầu của gia chủ. Không đơn thuần là dãy nhà phố thương mại, dự án được phát triển như một hệ sinh thái sống động, nơi cư dân có thể sinh sống, làm việc, tận hưởng ẩm thực, giải trí và gắn kết cộng đồng. Chính sự kết hợp hài hòa giữa công năng và trải nghiệm đã tạo nên sức hút đặc biệt của Artisan Park đối với nhóm cư dân hiện đại – những người đề cao sự tiện lợi, cá nhân hóa và chất lượng sống.

Mô hình phát triển gắn với giao thông công cộng là gì và Bình Dương được hưởng lợi thế nào?- Ảnh 3.

Với thiết kế hai mặt tiền và không gian biến tấu linh hoạt, Artisan Park dễ dàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu an cư - kinh doanh - giải trí của cư dân.

Việc triển khai mô hình TOD tại Bình Dương không chỉ thúc đẩy quá trình đô thị hóa theo hướng thông minh và bền vững mà còn tái định hình thị trường bất động sản theo chuẩn mực mới, giàu tiềm năng khai thác. Đây được xem là bước đi then chốt giúp nâng cao chất lượng không gian sống – kinh doanh - giải trí, đồng thời củng cố vai trò đầu tàu của Bình Dương trong liên kết phát triển vùng kinh tế phía Nam.

Lan Thư