Nếu bạn tự tin rằng thay ga giường, vỏ gối, vỏ chăn định kỳ là cách để luôn sống trong không gian sạch sẽ thì thực tế lại chứng minh rằng chưa đủ. Bởi vì trên giường bạn vẫn tồn tại 2 ổ vi khuẩn cực kỳ bẩn mà chẳng mấy ai nghĩ đến chuyện vệ sinh thường xuyên. Đó là ruột gối và nệm – những món đồ tưởng chừng “vô hại” nhưng lại là “môi trường lý tưởng” của mạt bụi, vi khuẩn, nấm mốc.
Vì sao ruột gối và nệm lại là ổ vi khuẩn?
Tôi nhận ra điều này khi lần đầu dùng máy hút bụi để vệ sinh giường và phát hiện một lượng bụi kinh khủng mà mắt thường không hề thấy. Sau đó tôi thử kiểm tra thêm vài loại nệm khác và kết quả vẫn vậy. Hóa ra, dù là nệm cao su, nệm lò xo hay gối lông vũ… cũng đều tích tụ bụi và mạt bụi sau một thời gian sử dụng.


Các chuyên gia đã chỉ ra rằng nồng độ mạt bụi ở nệm và gối cao hơn nhiều lần so với sàn nhà hay sofa. Mạt bụi là nguyên nhân hàng đầu gây dị ứng, viêm da, viêm mũi, hen suyễn và nhiều bệnh về hô hấp.
Một nghiên cứu tại Trung Quốc còn cho thấy, tỷ lệ phản ứng dương tính với mạt bụi ở người bị dị ứng lên đến 82.3% và có tới 47.9% phản ứng mạnh hoặc rất mạnh. Đặc biệt, phụ nữ và trẻ em dưới 10 tuổi dễ phản ứng hơn hẳn nam giới. Còn ở người khoẻ mạnh thì tỷ lệ phản ứng dương tính với mạt bụi là 15.3%.
Mạt bụi là loài côn trùng siêu nhỏ, chỉ sống bằng việc “ăn” tế bào chết, mồ hôi, bã nhờn từ da người. Vậy nên nơi có da chết, độ ẩm và nhiệt độ cao như ruột gối, nệm… chính là thiên đường cho chúng.

Vậy nên, ngoài việc giặt ga trải giường và vỏ gối, bạn cần vệ sinh cả ruột gối và nệm. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết theo từng chất liệu:
1. Cách làm sạch ruột gối theo từng loại
Ruột gối tự nhiên (vỏ cam, vỏ cám, hạt cúc...)
Với loại ruột gối này, bạn không nên giặt bằng nước vì dễ mốc hoặc hư hỏng kết cấu. Lưu ý là ruột gối tự nhiên không có khả năng chống khuẩn, lại dễ tích tụ bụi bẩn nên không thể giặt bằng nước, và càng nên tránh giặt bằng máy.
Thế nên cách làm sạch là phơi nắng thường xuyên để khử mùi hôi và vi khuẩn. Ngoài ra, nên rây lọc lại phần ruột hoặc thay mới định kỳ nếu có mùi hôi hoặc bám bụi nhiều.

Ruột gối cao su
Ruột gối cao su dễ tích tụ bụi bẩn, bị bở ra, phân huỷ sau 1 thời gian sử dụng. Nhưng loại này lại có thể giặt được, song chỉ nên giặt nhẹ tay, không vò vắt mạnh rồi để gối khô tự nhiên để tránh làm hỏng. Đồng thời lưu ý là không phơi nắng trực tiếp hoặc dùng máy sấy nhiệt đọ cao để tránh làm gối bị biến dạng, chai cứng.

Ruột gối sợi tổng hợp (bông nhân tạo, sợi đậu nành...)
Với loại ruột gối này, bạn có thể giặt tay hoặt giặt máy thoải mái, chỉ cần tránh nước quá nóng là được. Bạn cũng có thể phơi ruột gối sợi tổng hợp dưới nắng vô tư mà không sợ bị hỏng.

Ruột gối mút hoạt tính (memory foam)
Không dễ xẹp như ruột gối sợi tổng hợp phía trên nhưng ruôt gối mút hoạt tính lại dễ bị bở vụn. Thế nên loại này không thể giặt vì chất liệu hút nước mạnh, dễ bị hỏng cấu trúc. Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng máy hút bụi và phơi nơi khô ráo.

Ruột gối lông vũ
Đây là loại ruột gối êm ái nhất, có thể giặt nhưng phải cực kỳ nhẹ nhàng và không nên vắt mạnh để tránh mất độ phồng. Sau khi giặt, bạn nên sấy hoặc vỗ đều để giữ form.

Ruột gối silicon
Đây là loại ruột gối được nhiều người ưa chuộng trong thời gian gần đây. Với loại này, bạn có thể giặt máy thoải mái, sấy khô hay phươi năng đều được. Chỉ lần lưu ý tránh tránh phơi nắng quá lâu, nếu không gối sẽ bị ngả vàng.

2. Vệ sinh nệm đúng cách theo từng loại
Nệm lò xo
Nệm lò xo được dùng rộng rãi, có cấu trúc gồm 3 lớp là lớp lò xo, lớp đệm và lớp vải bọc. Thông thường, nếu đệm tháo rời được thì làm sạch đơn giản, chỉ cần tháo lớp vỏ ra rồi cho vào máy giặt. Phần lò xo không cần giặt, còn phần đệm thì hút bụi và phơi nắng định kỳ là xong.


Còn nếu đệm nhà bạn không tháo được thì nên dùng máy hút bụi công suất lớn để hút sạch bụi bẩn, mạt bụi. Sau đó, làm sạch bề mặt nệm bằng cách dùng máy làm sạch vải bọc hoặc máy hút bụi kết hợp đầu hút nước và dung dịch vệ sinh để làm sạch bề mặt.

Nệm cao su
Với loại nệm này, cách vệ sinh tốt nhất là dùng máy hút bụi làm sạch định kỳ. Nếu đã dùng nhiều năm và bụi bẩn quá nhiều thì bạn nên cân nhắc thay nệm mới vì cao su cũ rất dễ giữ lại bụi và ẩm.


Nệm sợi cọ, sợi dừa
Nếu là sợi thật, bạn có thể rửa nhưng khó khô và không cần thiết. Còn nếu là sợi giả (có keo) thì tuyệt đối không được rửa vì sẽ hỏng kết cấu. Cách tốt nhất là tháo lớp vải bọc giặt riêng, rồi hút bụi phần nệm và sau đó phơi nắng nhẹ để khử mùi.

Nệm 3D (sợi không khí)
Là loại nệm dễ vệ sinh nhất vì có thể giặt thẳng bằng nước cả lớp bọc và lõi. nệm này cũng rất nhanh khô nên chắc chắn là nệm lý tưởng nhất cho nhà có trẻ nhỏ.

Nệm mút hoạt tính
Tuy lý thuyết có thể giặt nệm mút hoạt tính nhưng thực tế không nên vì nệm này hút nước quá nhanh, khó khô và dễ ẩm mốc. Đó là lý do bạn chỉ nên vệ sinh bằng cách hút bụi và xử lý lớp vỏ bọc bên ngoài.

Nguồn: post.smzdm