Bộ phim kinh dị The Substance đang gây sốt toàn cầu không chỉ vì yếu tố kinh dị thuộc thể loại body horror mà còn bởi thông điệp sâu sắc về những áp lực mà phụ nữ phải đối mặt trong cuộc chạy đua với tuổi tác và nhan sắc.
Tóm tắt phim The Substance:
Phim theo chân Elizabeth Sparkle (Demi Moore thủ vai), một nữ minh tinh Hollywood tuyệt vọng níu giữ vẻ đẹp của mình bằng cách sử dụng một loại "thần dược" bí ẩn.
Sau khi sử dụng "thần dược" bí ẩn, Elisabeth Sparkle không chỉ hồi sinh sắc đẹp mà còn vô tình tạo ra một bản thể mới mang tên Sue.
Sue dù được sinh ra từ tế bào của Elisabeth, coi mình là cá thể riêng biệt với vẻ ngoài trẻ trung và sự thành công mới. Trong khi đó, Elisabeth rơi vào vòng xoáy ghen tị khi chứng kiến Sue tỏa sáng.
Cuộc chiến giữa hai nhân cách này phản ánh một cách ẩn dụ về hệ quả của việc chạy theo sắc đẹp bất chấp mọi giá.
Cuối cùng, cái chết của cả 2 bản thể phản ánh một thực tế tàn nhẫn: Không có sắc đẹp nào là mãi mãi trường tồn.
Câu chuyện của nữ chính không khác gì tấm gương phản chiếu áp lực nhan sắc mà hàng triệu phụ nữ ngoài đời thực phải đối mặt đó là: Bản thân phải luôn xinh đẹp, trẻ trung như thời còn trẻ. Vì thế không ít phụ nữ dám đánh đổi sức khỏe bằng thẩm mỹ để níu giữ thanh xuân.
Ám ảnh về sắc đẹp: Khi lạm dụng thẩm mỹ phải trả giá quá đắt
Trong phim, sự lựa chọn của Elizabeth giống như một phép ẩn dụ cho thực trạng lạm dụng các phương pháp thẩm mỹ trong cuộc sống.
Ngoài đời thực, phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) ngày càng trở nên phổ biến, nhưng đi kèm với đó là những hệ lụy không thể lường trước. Nhiều người phụ nữ tìm đến các biện pháp làm đẹp để nâng cao sự tự tin hoặc níu kéo tuổi xuân. Nhưng khi trở thành lạm dụng, họ dễ dàng rơi vào trạng thái "nghiện" PTTM, liên tục thực hiện nhiều ca phẫu thuật mà không cân nhắc đến hậu quả lâu dài.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hội chứng rối loạn mặc cảm ngoại hình (Body Dysmorphic Disorder) là một nguyên nhân phổ biến khiến người ta lạm dụng PTTM. Những người này thường không hài lòng với kết quả ban đầu và tiếp tục tìm đến các thủ thuật khác, kỳ vọng đạt được vẻ ngoài hoàn mỹ không thực tế.
Hệ quả của nghiện thẩm mỹ đó là sự hao tổn tài chính, di chứng sức khỏe và đặc biệt là những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng, như trầm cảm hoặc mất tự tin trầm trọng hơn.
Bài học mà tôi đã nhận ra từ The Substance: Làm đẹp không xấu, nhưng cần tỉnh táo để không trở thành "nạn nhân" của cái đẹp
The Substance không chỉ đơn thuần là một bộ phim kinh dị, mà còn là hồi chuông cảnh báo về việc chạy theo những chuẩn mực sắc đẹp không thực tế.
Phải khẳng định rằng, làm đẹp không phải là xấu, nó là nhu cầu chính đáng của bất kỳ ai, đặc biệt trong xã hội hiện đại. Nhưng để không trở thành "nạn nhân" của cái đẹp, chúng ta cần tỉnh táo. Mọi quyết định vội vàng hay liệu pháp không được kiểm chứng đều có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, không chỉ về sức khỏe mà còn để lại di chứng về tâm lý và tài chính.
Để giảm thiểu rủi ro, những nguyên tắc sau là không thể bỏ qua trước khi thẩm mỹ:
- Tìm hiểu kỹ lưỡng: Chọn các phương pháp thẩm mỹ đã được chứng minh khoa học và được kiểm định bởi cơ quan y tế uy tín.
- Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ chuyên nghiệp: Chọn những nơi có giấy phép hoạt động, đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, cơ sở vật chất hiện đại và quy trình minh bạch.
- Tuân thủ hướng dẫn: Nghe theo lời khuyên của bác sĩ, không tự ý thực hiện thêm hoặc bỏ qua các bước chăm sóc hậu phẫu.
- Hiểu rõ giới hạn của bản thân: Không kỳ vọng quá mức vào kết quả thẩm mỹ, bởi không phương pháp nào có thể thay thế việc chăm sóc sức khỏe và gìn giữ vẻ đẹp tự nhiên lâu dài.
Câu chuyện của Elizabeth Sparkle là lời nhắc nhở đắt giá rằng thẩm mỹ không xấu, nhưng cách chúng ta tiếp cận nó sẽ quyết định kết quả. Thay vì chạy theo xu hướng, hãy lựa chọn làm đẹp một cách thông minh, an toàn và có trách nhiệm với chính mình.