Luận bàn

Trong nhà có 4 "quái vật" ngốn điện, cho đến hôm nay tôi đã tìm được cách "thuần hóa" chúng!

Thứ sáu, ngày 23/05/2025 09:58 GMT+7
Chia sẻ In bài viết

Tôi sẽ chỉ cho mọi người một số mẹo tiết kiệm đáng kể điện năng mà vẫn đảm bảo sự tiện nghi trong sinh hoạt vào mùa hè.

Trong nhà, có 4 thiết bị luôn nằm trong top đầu ngốn điện nhiều nhất là điều hoà, tủ lạnh, máy giặt và bình nước nóng. Dù ngày nay hầu hết các gia đình đều chọn mua các sản phẩm có dán nhãn tiết kiệm năng lượng nhưng cách sử dụng hằng ngày mới là yếu tố quyết định hóa đơn điện cuối tháng có "đau ví" hay không.

1. Điều hoà

Điều hoà hoạt động thường xuyên trong mùa nóng nên rất dễ trở thành "thủ phạm" khiến hóa đơn điện tăng chóng mặt. Để tiết kiệm điện hiệu quả, đầu tiên bạn nên lắp điều hoà ở vị trí râm mát, tránh nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào như cửa sổ hướng Tây. Điều này giúp thiết bị không phải làm việc quá tải để làm mát không khí nóng hầm hập quanh nó.

Trong nhà có 4 "quái vật" ngốn điện, cho đến hôm nay tôi đã tìm được cách "thuần hóa" chúng!- Ảnh 1.

Ngoài ra, việc vệ sinh định kỳ lưới lọc điều hoà cũng vô cùng quan trọng bởi bụi bẩn tích tụ khiến khả năng làm lạnh kém đi, máy phải chạy lâu hơn để đạt nhiệt độ mong muốn. 

Cuối cùng, hãy điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, khoảng 26°C là mức lý tưởng để vừa mát mẻ, vừa không gây sốc nhiệt hay tốn điện. Cứ mỗi 1 độ thấp hơn, điện năng tiêu thụ tăng thêm khoảng 7–10% đấy!

Trong nhà có 4 "quái vật" ngốn điện, cho đến hôm nay tôi đã tìm được cách "thuần hóa" chúng!- Ảnh 2.

2. Tủ lạnh

Tủ lạnh là thiết bị gần như không bao giờ nghỉ nên càng cần được chú ý. Một mẹo đơn giản mà hiệu quả là giữ khoảng cách giữa tủ lạnh và tường tầm 15cm, giúp dàn nóng tản nhiệt tốt, giảm công suất làm việc của máy nén.

Khi chọn mua tủ lạnh, loại tủ có ngăn đá phía trên thường tiết kiệm điện hơn tủ hai cánh side-by-side từ 10% đến 15%. Ngoài ra, hãy chú ý đến nhiệt độ cài đặt: Ngăn mát nên để khoảng 3 đến 4°C, ngăn đông khoảng -15°C đến -17°C là đủ để bảo quản thực phẩm mà không tiêu tốn quá nhiều điện.

Trong nhà có 4 "quái vật" ngốn điện, cho đến hôm nay tôi đã tìm được cách "thuần hóa" chúng!- Ảnh 3.

Một mẹo đơn giản nữa là kiểm tra độ kín của cửa tủ lạnh bằng cách kẹp một tờ giấy giữa cánh tủ, nếu dễ dàng rút ra thì nên thay ron cửa. Và đừng quên xả tuyết định kỳ, lớp tuyết dày hơn 1cm sẽ khiến tủ lạnh phải hoạt động vất vả hơn bình thường rất nhiều.

3. Máy giặt

Nhiều người có thói quen giặt một ít đồ mỗi lần cho tiện nhưng điều này thực sự không hiệu quả. Tốt nhất nên đợi đủ lượng đồ cho một mẻ giặt đầy (thường khoảng 5kg) để sử dụng tối ưu lượng nước và điện năng. Trong trường hợp cần giặt ít, hãy chọn chế độ giặt nửa tải (nếu máy có hỗ trợ).

Trong nhà có 4 "quái vật" ngốn điện, cho đến hôm nay tôi đã tìm được cách "thuần hóa" chúng!- Ảnh 4.

Bên cạnh đó, khi mua máy mới, bạn nên cân nhắc máy giặt cửa ngang (máy giặt lồng ngang) vì dòng này thường tiết kiệm tới 30–40% lượng nước và giảm khoảng 15–20% lượng điện tiêu thụ so với máy giặt lồng đứng.

4. Bình nóng lạnh

Bình nóng lạnh, nhất là vào mùa đông cũng là thiết bị khiến điện chạy "không phanh" nếu không dùng đúng cách. Bình gas tiết kiệm hơn bình điện nhưng nếu bạn dùng bình điện, hãy chú ý tắt nguồn sau khi sử dụng, tránh để bình hoạt động liên tục, vừa tốn điện, vừa dễ làm hỏng thiết bị.

Một mẹo nhỏ giúp giảm lượng nước nóng sử dụng là lắp vòi sen tiết kiệm nước vì loại này giới hạn lưu lượng nước chảy mà vẫn đảm bảo cảm giác thoải mái khi tắm. Ngoài ra, nên hạn chế tắm bồn hoặc ngâm mình lâu vì lượng nước và điện tiêu thụ có thể gấp đôi so với tắm vòi sen.

Trong nhà có 4 "quái vật" ngốn điện, cho đến hôm nay tôi đã tìm được cách "thuần hóa" chúng!- Ảnh 5.

Nguồn: Aboluowang

 

Chia sẻ

LAM PHƯƠNG

Ý kiến của bạn