Khởi sự kinh doanh

Zen The MarQ: Chuyển hóa trần cao 8 mét thành trải nghiệm sống có chiều sâu

Thứ hai, ngày 28/07/2025 20:45 GMT+7
Chia sẻ In bài viết

Giữa bối cảnh đô thị hóa với mật độ xây dựng ngày càng tăng, chiều cao trần mở ra một hướng tiếp cận mới trong kiến tạo không gian – nơi ánh sáng, vật liệu và tỷ lệ cùng nhau tạo nên những trải nghiệm sống có chiều sâu. Công trình căn hộ Zen The MarQ là một minh chứng rõ nét cho cách tiếp cận ấy.

Zen The MarQ: Chuyển hóa trần cao 8 mét thành trải nghiệm sống có chiều sâu- Ảnh 1.

Không gian sống với chiều cao kiến trúc hiếm có

Zen The MarQ là một trong số ít căn hộ sở hữu trần cao đến 8 mét – con số gần như không xuất hiện trong các dự án chung cư cao tầng tại Việt Nam. Đây là lợi thế lớn về mặt kiến trúc, nhưng cũng đồng thời là thử thách lớn trong thiết kế nội thất: làm sao để khoảng trống không trở thành khoảng cách?

Các giải pháp thiết kế nổi bật

Xử lý không gian theo trục đứng: Dẫn dắt chiều cao thành chiều sâu

Với chiều cao trần lên đến 8 mét – một con số hiếm thấy trong thiết kế chung cư tại Việt Nam – bài toán đặt ra không chỉ là xử lý khoảng trống, mà còn là cách biến chiều cao thành cảm xúc sống.

Thay vì lấp đầy, đội ngũ thiết kế chọn dẫn dắt ánh nhìn – từ chiều ngang sang chiều dọc – thông qua những bề mặt đá và gỗ được thi công vượt khổ, kéo dài xuyên trần. Các vật liệu này được đặt đúng vị trí để tạo thành những trục thị giác mạnh, giúp ánh sáng lan tỏa và không gian được cảm nhận theo chiều sâu nhiều hơn chiều rộng. Trong cách tiếp cận này, trần cao không chỉ là lợi thế kiến trúc mà trở thành một yếu tố thiết kế có ngôn ngữ riêng.

Cùng với đó, trục TV phòng khách cũng được xử lý tinh tế: cửa lùa Shoji được đặt ở bên phải để cân bằng với khối gỗ bên trái, thiết lập một trục thị giác hài hòa từ sofa đến vách chính. Thao tác nhỏ này mang lại cảm giác cân bằng tinh thần – một yếu tố không thể thiếu trong tinh thần Zen.

Các bề mặt vật liệu được xử lý có chủ đích – từ những vách gỗ bo cong, khoét tạo nhịp, đến bề mặt đá được cắt vân chạy dọc vách cao 8 mét – tất cả đều góp phần tạo nên hình khối rõ ràng, dẫn dắt ánh nhìn và tăng chiều sâu cảm xúc cho người sử dụng không gian.

Zen The MarQ: Chuyển hóa trần cao 8 mét thành trải nghiệm sống có chiều sâu- Ảnh 2.

Vách đá và nội thất gỗ được hoàn thiện công phu đến từng chi tiết, tôn bật chiều cao ấn tượng của trần 8 mét.

Mặt bằng: Mở luồng sáng – mở luồng sống

Căn hộ rộng gần 300m² này không giữ nguyên layout ban đầu. Sau khi khảo sát và trao đổi với gia chủ - một doanh nhân vốn có gu thẩm mỹ rõ ràng và kỳ vọng cao về trải nghiệm sống – nhóm thiết kế đã quyết định tái tổ chức toàn bộ không gian xoay quanh ba trục chính: mở tầm nhìn, mở ánh sáng, mở kết nối.

Khu bếp phụ và các vách ngăn được loại bỏ, thay vào đó là bàn ăn trung tâm – đóng vai trò như "giao điểm" kết nối các hoạt động gia đình, đồng thời giúp ánh sáng từ ban công lan sâu vào khu bếp – khách.

Hệ thống lối đi và các điểm chuyển tiếp cũng được mở rộng, cho phép di chuyển linh hoạt mà vẫn giữ được trật tự thị giác, góp phần tạo ra trải nghiệm sống liền mạch và thoáng đãng.

Zen The MarQ: Chuyển hóa trần cao 8 mét thành trải nghiệm sống có chiều sâu- Ảnh 3.

Khu vực bếp – ăn tràn ngập ánh sáng sau khi được nhóm thiết kế bố trí lại mặt bằng

Vật liệu & ánh sáng: Khi không gian biết "thở"

Triết lý thiết kế của Zen The MarQ không dừng lại ở bố cục hay hình khối, mà đi sâu vào chất liệu – nơi từng vật liệu đều có vai trò trong việc "dẫn chuyện" cho cảm xúc sống.

Đá tự nhiên nguyên khối được tạo hình bằng kỹ thuật phun nước áp lực cao, giữ được vẻ đẹp thô mộc nhưng vẫn đảm bảo độ tinh xảo trong môi trường sống cao cấp.

Gỗ cao cấp được uốn cong và khoét lỗ bằng công nghệ CNC chính xác, giúp giữ vân tự nhiên và đảm bảo độ bền ổn định với khí hậu đô thị. Không chỉ là lớp hoàn thiện bề mặt, vật liệu gỗ còn góp phần điều tiết nhiệt độ và độ ẩm – như một thành tố "sống" tương tác với môi trường.

Ánh sáng được xử lý như một lớp vật liệu đặc biệt: ánh sáng tự nhiên được lọc qua hệ lam gỗ và rèm mềm, tạo ra nhịp điệu bóng – sáng liên tục thay đổi theo thời gian. Ánh sáng nhân tạo được bố trí theo chu kỳ sinh học, hạn chế độ chói và giúp tăng cảm giác thư giãn.

Toàn bộ không gian vì thế trở nên như một sinh thể – nơi vật liệu, ánh sáng và hành vi sống tương tác qua lại, liên tục tái tạo cảm giác an trú cho gia chủ.

Zen The MarQ: Chuyển hóa trần cao 8 mét thành trải nghiệm sống có chiều sâu- Ảnh 4.

Hệ lam gỗ lọc nắng, tạo bóng đổ sâu lắng – kết hợp rèm tự động điều tiết ánh sáng linh hoạt theo từng thời điểm trong ngày

Từ giải pháp thiết kế đến sự công nhận quốc tế

Không dừng lại ở một dự án cá nhân hóa, Zen The MarQ là công trình hiếm hoi của Việt Nam được ghi nhận trên bản đồ thiết kế quốc tế. Tại AADA 2025 – giải thưởng kiến trúc và nội thất hàng đầu châu Á – dự án đã chiến thắng hạng mục Best Conceptual Interior Design, trở thành đại diện Việt Nam duy nhất trong số ba công trình nội thất được vinh danh.Hạng mục này không chỉ tôn vinh vẻ đẹp thị giác, mà đề cao chiều sâu ý tưởng và khả năng truyền cảm hứng trong tư duy thiết kế đương đại.

Zen The MarQ: Chuyển hóa trần cao 8 mét thành trải nghiệm sống có chiều sâu- Ảnh 5.

Đại diện Prestige nhận giải Ý tưởng thiết kế nội thất tốt nhất tại AADA 2025 – Seoul, Hàn Quốc

Nội thất Việt: Vươn tầm khu vực

Chiến thắng của Zen The MarQ không chỉ là thành tựu của một dự án, mà còn cho thấy bước tiến của thiết kế nội thất Việt Nam. Trong số 11 công trình Việt được vinh danh tại AADA 2025 – phần lớn thuộc lĩnh vực kiến trúc – Zen The MarQ là một trong số ít đại diện nổi bật ở hạng mục nội thất, do Prestige Construction Interiors thực hiện.

Dự án là minh chứng cho một hướng đi đề cao cá nhân hóa và chiều sâu ý tưởng, góp phần khẳng định vị thế của nội thất Việt trên bản đồ sáng tạo châu Á.

Chia sẻ

PV

Ý kiến của bạn