Chắc hẳn ai cũng đã từng gặp những món đồ có thiết kế... không hiểu kiểu gì. Khi sử dụng chúng cảm giác như đang bị trêu đùa, khó chịu vô cùng. Hãy cùng điểm lại 9 thiết kế khiến dân tình "tụt huyết áp" xem bạn từng gặp bao nhiêu trong số này rồi nhé.
1. Chai thủy tinh đựng dầu hào
Đầu tiên là chai thủy tinh đựng dầu hào. Vốn dĩ dầu hào đặc và sánh, nhưng nhà sản xuất lại đựng trong chai thủy tinh nhỏ miệng. Khi đầy thì không sao nhưng chỉ cần sau thời gian dùng còn khoảng nửa chai, mỗi lần sử dụng đúng kiểu phải vật lộn với nó. Từ lắc, dốc, đập đến vung vẩy, vừa mất thời gian vừa tốn sức mà két quả thì hoặc không ra giọt nào, hoặc "phụt" ra đầy chảo.
Tốt nhất nếu dùng dầu hào, bạn dãy dùng dạng tuýp bóp dễ tiện lợi, dễ dàng hơn nhiều.

2. Ngày sản xuất và hạn sử dụng
Một nỗi bực mình không kém khác chính là chuyện tìm hạn sử dụng sản phẩm. Chắc chắn có nhiều người từng loay hoay cầm 1 món đồ trong siêu thị mà mãi không soi được ngày sản xuất và hạn dùng ở đâu. Lý do là chữ in quá mờ, chìm nổi khó nhìn. Nhiều món đồ chỉ thấy mỗi dòng "xem trên bao bì" nhưng cụ thể ở đâu thì không nói.

Người trẻ mắt sáng còn tìm khó khăn, ông bà lớn tuổi càng không biết làm thế nào. Đó là chưa kể nhiều sản phẩm chỉ in "date" ở bao bì, mà khi bóc ra thì ai cũng vứt đi ngay. Kết quả là khi dùng chẳng biết còn hạn hay không, rất khó chịu.

3. Bồn rửa tay trẻ em nơi công cộng
Thiết kế bồn rửa tay cho trẻ em trong nhà vệ sinh công cộng ở nhiều nơi cũng là một ca "bố mẹ muốn khóc". Nhìn thì có vẻ tâm lý, chiều cao hạ thấp cho trẻ dùng dễ dàng nhưng chỉ cần một lần dắt bé đi rửa tay, bạn sẽ nhận ra độ sâu của bồn vẫn giữ nguyên như người lớn. Bé đứng kiễng hết cỡ cũng không với nổi vòi nước, thậm chí còn bị ướt hết ngực áo.

4. Phân loại rác thải
Hồi mới có phong trào phân loại rác, nhiều khu dân cư như bước vào thời kỳ "thi đua đổ rác". Nhưng vài năm trôi qua, mọi thứ dần nguội. Dù thùng rác vẫn phân màu, chia nhãn rành rẽ, nhưng người dân thì không còn phân loại nữa. Thậm chí là khi xe rác đến gom vẫn đổ tất cả rác vào chung một thùng, hoàn toàn không để lại kết quả gì.

5. Nhãn quần áo
Những chiếc mác quần áo tưởng như vô hại nhưng rất ngứa ngáy khi cọ xát vào da. Nhất là đồ mặc sát da như áo lót, quần thể thao, chỉ cần dán nhãn sai vị trí hoặc dùng chất liệu cứng thì khi mặc lên người rất khó chịu.

6. Bao bì hộp thuốc
Ai từng đi mua viên uống nhỏ mà nhận về chiếc hộp to đùng cũng sẽ hiểu cảm giác bị lừa thị giác là như thế nào. Mở ra bên trong lác đác vài viên, nằm lọt thỏm giữa lớp giấy gói và không khí. Thiết kế như vậy không chỉ lãng phí bao bì mà còn chiếm chỗ, tăng giá thành vận chuyển, thiếu logic vô cùng.

7. Vỏ chăn
Một cuộc vật lộn khác là mỗi lần thay vỏ chăn. Những chiếc vỏ có kích thước gần như là hình vuông rất khó nhận diện đâu là đầu, đâu là đuôi. Vì thế mà mỗi lần muốn lồng lõi vào rất mất bực bội, mất thời gian, chưa kể khi nằm có thể đắp phần chân lên đầu.

8. Băng trong suốt
Không thể không kể đến cuộn băng keo trong - một món quen thuộc mà cũng gây stress vô cùng. Mỗi lần dùng xong không gập mép lại, lần sau lấy ra là y như rằng phải lần mò một hồi tìm chỗ đầu. Nếu đang ở trong tình huống cần gấp thì sẽ càng ức chế hơn.

9. Chai mỹ phẩm dạng bơm
Cuối cùng là những chai mỹ phẩm dạng vòi bơm. Dù dùng gần hết, bơm không ra nhưng thực tế thì vẫn còn khá nhiều sản phẩm bên trong. Lúc này vòi thì không bơm được, còn nắp ra thì dốc mãi chẳng ra. Có người phải cắt đôi chai để lấy kem, trong khi người khác đành bỏ lượng sản phẩm còn lại, dù ít nhưng vẫn cảm giác rất phí tiền.

Nguồn: Toutiao
Email: