Đế sở hữu một làn da trắng sáng, mịn màng một cách bền vững, giờ đây các chị em biết quan tâm nhiều hơn đến cách chăm sóc từ bên trong. Tức là lựa chọn các sản phẩm thực phẩm tự nhiên tốt cho da, cho tóc để bổ sung vào chế độ ăn uống hàn ngày. Sữa hạt là một trong những nhóm thực phẩm được ưa chuộng này.

Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên, sữa hạt sen nếp cẩm nổi lên như một "bí quyết" không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn mang lại lợi ích rõ rệt cho làn da và mái tóc. Loại sữa hạt này không chỉ giúp da trở nên sáng mịn, đẩy lùi lão hóa mà còn góp phần nuôi dưỡng mái tóc khỏe đẹp từ sâu bên trong. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa những lợi ích này và đảm bảo an toàn, bạn cần nắm rõ công dụng của các thành phần và những lưu ý khi sử dụng.
"Siêu phẩm" làm đẹp từ hạt sen và nếp cẩm
Sự kết hợp giữa hạt sen và nếp cẩm tạo nên một loại sữa hạt giàu dinh dưỡng với nhiều công dụng đã được khoa học chứng minh.
Hạt sen có tác dụng chống lão hóa, dưỡng da và thanh nhiệt

Hạt sen chứa nhiều enzyme L-isoaspartyl methyltransferase, có khả năng sửa chữa protein bị tổn thương, từ đó giúp giảm thiểu nếp nhăn và cải thiện độ đàn hồi của da. Các flavonoid và polyphenol trong hạt sen hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ tế bào da khỏi tác hại của gốc tự do và quá trình lão hóa sớm. Thêm vào đó, hạt sen còn chứa vitamin A và C, góp phần làm đều màu da, mang lại làn da tươi sáng hơn.
Với tính mát, giúp thanh nhiệt cơ thể, ăn hạt sen có thể gián tiếp hỗ trợ giảm các vấn đề về da do nóng trong như mụn nhọt, rôm sảy. Ngoài ra, hạt sen nổi tiếng với khả năng an thần, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng – yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe làn da và tóc. Hạt sen cũng hỗ trợ chức năng tiêu hóa và có đặc tính chống viêm.
Nếp cẩm (Gạo nếp cẩm) chống oxy hóa mạnh, thanh lọc và phục hồi da

Trong nếp cẩm chứa hàm lượng cao anthocyanin – một loại sắc tố thực vật thuộc nhóm flavonoid, tạo nên màu đen đặc trưng của gạo. Anthocyanin là chất chống oxy hóa cực mạnh, vượt trội hơn cả vitamin E, giúp bảo vệ tế bào da khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra, làm chậm quá trình lão hóa, giảm nếp nhăn và tăng cường độ đàn hồi cho da. Một số nghiên cứu cho thấy anthocyanin có khả năng ức chế enzyme collagenase và elastase, hai enzyme phá vỡ collagen và elastin, từ đó giúp duy trì cấu trúc da săn chắc.
Các vitamin nhóm B và khoáng chất trong nếp cẩm cũng góp phần vào quá trình phục hồi và làm ẩm da từ bên trong. Tương tự như các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, nếp cẩm cung cấp các vitamin nhóm B, sắt và kẽm, những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của nang tóc. Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng và duy trì độ bóng mượt.
Cách làm sữa hạt sen nếp cẩm (rút gọn)

Để làm sữa hạt sen nếp cẩm, bạn cần chuẩn bị hạt sen tươi/khô, nếp cẩm, nước và một ít đường phèn (tùy chọn).
- Hạt sen và nếp cẩm cần được vo sạch. Nếp cẩm và hạt sen khô nên ngâm ít nhất 4-8 tiếng (hoặc qua đêm) để mềm và dễ xay hơn. Hạt sen tươi có thể không cần ngâm quá lâu.
- Cho hạt sen và nếp cẩm đã ngâm vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu chín mềm thì để nguội bớt rồi cho vào máy xay sinh tố cùng với nước lọc và đường phèn (nếu dùng). Xay nhuyễn hỗn hợp cho đến khi mịn.
- Lọc sữa qua rây hoặc túi lọc để loại bỏ bã nếu bạn muốn sữa mịn hơn. Sữa có thể uống nóng hoặc lạnh tùy thích. Bảo quản trong tủ lạnh 2-3 ngày.
Lưu ý quan trọng khi uống sữa hạt sen nếp cẩm
Mặc dù sữa hạt sen nếp cẩm rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp, nhưng bạn cần lưu ý một số điều để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

- Không ăn quá nhiều hạt sen để tránh ảnh hưởng tiêu hóa, ảnh hưởng nhịp tim: Mặc dù tốt cho tiêu hóa, nhưng ăn quá nhiều hạt sen (đặc biệt là hạt sen nguyên vỏ lụa hoặc tâm sen) có thể gây đầy bụng hoặc táo bón ở một số người do hàm lượng tinh bột và chất xơ. Tâm sen có vị đắng và chứa alkaloid, có tác dụng an thần mạnh nhưng nếu dùng quá liều có thể gây mệt mỏi, rối loạn nhịp tim. Nên loại bỏ tâm sen nếu không quen hoặc chỉ sử dụng lượng nhỏ.
- Với những người có khả năng dị ứng với hạt sen thì cần chú ý và tránh ăn.
- Không ăn nhiều nếp cẩm nếu có vấn đề về đươnngf huyết, tiểu đường: Mặc dù nếp cẩm có chỉ số đường huyết thấp hơn gạo trắng, nhưng nó vẫn là một loại carbohydrate. Người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát lượng dùng để tránh làm tăng đường huyết đột ngột.
- Tránh ăn nhiều nếu không muốn tăng cân: Dù có lợi ích về kiểm soát cân nặng, nhưng nếp cẩm vẫn chứa calo. Tiêu thụ quá mức mà không cân đối với lượng calo tiêu thụ có thể dẫn đến tăng cân.
Email: